23/01/2025

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông

Theo cảnh báo của tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lương Hoài Nam, nếu không có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ thì vài năm nữa đường sá TP.HCM sẽ không thể nhúc nhích được.

 

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông

Theo cảnh báo của tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lương Hoài Nam, nếu không có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ thì vài năm nữa đường sá TP.HCM sẽ không thể nhúc nhích được.

 

 

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông 
Ông Khuất Việt Hùng – phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia – trao đổi với các đại biểu tại buổi toạ đàm hiến kế giải cứu giao thông TP.HCM – Ảnh: Hữu Khoa

Sáng 25-10, báo Tuổi Trẻ tổ chức toạ đàm hiến kế “giải cứu” giao thông TP.HCM. Tại đây, khách mời cùng các chuyên gia cùng hiến kế, tranh luận để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn nạn kẹt xe – “căn bệnh trầm kha” của giao thông TP.

Cần cấm xe máy theo lộ trình

Ông Ngô Hải Đường - trưởng Phòng quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ,  Sở Giao thông vận tải TP.HCM – nêu thực trạng: Hiện nay nhà nhà đều có xe máy, ôtô. Trong khi đó, vận tải hành khách công cộng chỉ đáp ứng 9,3% tổng nhu cầu đi lại.

Tỉ lệ đất giao thông trên đất đô thị chỉ đạt 8,23%. Cùng đó, trên 70% đường tại TP.HCM có bề rộng lòng đường từ 7m trở xuống. Vận tốc ôtô khai thác trên đường chỉ đạt 20-22km/h.

Thời gian gần đây thường xuyên xảy ra kẹt xe, trong đó qua theo dõi thì có 12 tuyến đường, vị trí thường xảy ra ùn tắc, nổi lên là khu vực sân bay, cảng Cát Lái và khu vực trung tâm TP.

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông 
Buổi toạ đàm hiến kế giải cứu giao thông TP.HCM tại báo Tuổi Trẻ sáng 25-10 – Ảnh: Hữu Khoa

Lý giải vì sao xe buýt hiện nay không được người dân lựa chọn để đi lại, ông Cao Đăng Thuấn – trưởng phòng điều hành Công ty cổ phần Xe khách Sài Gòn, nêu khó khăn: Do mật độ xe cộ dày đặc hiện nay trên đường nên không xe nào đi nổi khiến xe buýt cũng bị ảnh hưởng.

Xe buýt vì vậy không đúng giờ nên không ai chọn. Ông Thuấn đề xuất muốn tăng vận tải hành khách công cộng phải tạo làn đường dành riêng cho xe buýt, xây dựng được trạm chờ hợp lý, dẹp được lấn chiếm, buôn bán lề đường vì sẽ cản trở hoạt động của xe buýt.  

Một phần ít người sử dụng xe buýt vì hiện nay xe máy vô cùng tiện lợi nên người dân vẫn sử dụng phương tiện này.

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông 
Ông Lương Hoài Nam – tiến sĩ kinh tế – phát biểu tại buổi tọa đàm hiến kế giải cứu giao thông TP.HCM – Ảnh: Hữu Khoa

Với số lượng xe gắn máy tăng chóng mặt, tiến sĩ Lương Hoài Nam - chuyên gia kinh tế – cảnh báo nếu không có lộ trình cấm xe máy từ bây giờ thì vài năm nữa đường sá sẽ không thể nhúc nhích được.

Trong khi đó, không có cách nào để hạn chế số dân của TP.HCM tăng lên, TP.HCM cũng không thể đứng ngoài xu hướng chung của thế giới là cao tầng hoá.

Do đó, ông Nam kiến nghị phải có lộ trình trong vòng 10-15 năm để hạn chế và cấm xe máy. Và xe buýt sẽ là phương tiện để giải quyết bài toán đi lại của người dân.

Nhưng hiện nay xe buýt và xe máy không thể chung sống trên một làn đường được. Xe máy bao quanh khiến xe buýt đi như “rùa bò”, dễ gây tai nạn.

Ông Nam cho rằng cấm xe máy nhưng phải đầu tư song song các phương tiện công cộng đáp ứng việc đi lại. Xe buýt quốc doanh là trợ giá thì sẽ không thể tốt được nên phải giao cho tư nhân làm. Cùng đó, phải phát triển hạ tầng để giải quyết kẹt xe.

“Có một hạng mục chúng ta thiếu: Đó là đường cao tốc xuyên TP. Quy hoạch có năm tuyến nhưng hiện nay chưa có tuyến nào cả. Nếu đầu tư thì tiếp đó sẽ cấm xe máy được”, ông Nam nói.

 Còn TS Lâm Thiếu Quân - chuyên gia giao thông, một người tâm huyết và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông – cho biết ôtô là phương tiện chiếm diện tích mặt đường lớn.

Tỉ lệ xe gắn máy chiếm 80% chuyến đi nhưng chỉ chiếm 20-30% diện tích mặt đường trong khi ôtô chỉ chiếm 2% số chuyến đi nhưng chiếm 60% diện tích mặt đường.

Ông Quân nêu đề xuất phải thu phí ôtô cao hơn để lấy phí phát triển giao thông TP, cũng là cách để hạn chế ôtô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm.

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông 
Ông Lâm Thiếu Quân – chuyên gia giao thông – phát biểu tại buổi toạ đàm hiến kế giải cứu giao thông TP.HCM – Ảnh: Hữu Khoa

Thu phí đỗ xe vỉa hè

Ông Dư Phước Tân – đại diện Viện Nghiên cứu và phát triển đô TP.HCM - cho rằng phải có chiến lược đi song song: mở rộng đường, cần quan tâm đến đường trên cao cũng như nâng cao vận tải hành khách công.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng – phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia - cũng cho rằng nguyên nhân cơ bản gây kẹt xe là từ quy hoạch giao thông có vấn đề.

Ông Hùng đồng ý với ý kiến của ông Tân và cho rằng quy hoạch hiện nay không dựa trên nguồn lực. Hiện nay chưa có ai phạt ai, xử phạt ai vì quy hoạch sai.

Cùng đó, ông Hùng đồng ý với ý kiến phải có lộ trình để hạn chế phương tiện xe cá nhân và phát triển vận tải hành khách công cộng song song.

Giải pháp “ngay và luôn” trước mắt có thể làm là quản lý chặt từng centimet vuông vỉa hè để quy ra tiền cụ thể. Ngoài 2-2,5m vỉa hè dành cho người đi bộ, diện tích đường còn lại, các phương tiện đậu xe sẽ phải trả phí và trả theo giờ.

Phí đó là phí sử dụng lòng lề đường chứ không phải phí trông giữ xe như hiện nay.

Đại diện Hãng taxi Mai Linh cũng góp ý một vài ý kiến sử dụng mạng xã hội để những người đi xe gắn máy cập nhật được tình hình và thay đổi hướng lưu thông xe máy, tránh đi vào những khu vực đã kẹt xe, đề xuất Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiểm soát được lượng xe tăng đột biến như Uber, xây dựng những bãi đỗ xe trong trung tâm TP, phát triển xe đưa rước học sinh…

Là lực lượng va chạm với các điểm nóng giao thông hằng ngày, trung tá Huỳnh Trung Phong - phó phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM, cho biết về phía lực lượng mình, lực lượng phụ trách địa bàn phải luôn nắm thông tin, tình hình kẹt xe của các tuyến đường, cùng đó phối hợp xử lý ở các cấp độ, xác định các điểm có nguy cơ ùn tắc và có phương án điều tiết cụ thể.

Quản lý xe cá nhân để cứu giao thông 
Các vị khách mời trong buổi tọa đàm hiến kế giải cứu giao thông TP.HCM tại báo Tuổi Trẻ sáng 25-10 – Ảnh: Hữu Khoa

Hiến kế xây hầm chui để giải quyết kẹt xe ở khu vực sân bay

Ông Nguyễn Đình Trung - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh – cho biết Sở GTVT đánh giá ý kiến hay nhưng sợ đụng tuyến metro của TP.

Ông Trung cũng ủng hộ ý kiến giảm xe máy theo lộ trình của ông Lương Hoài Nam và không thể “chờ xe buýt mới lên, đẹp lên người ta sẽ đi và từ bỏ xe máy”.

Cùng đó, ông Trung kiến nghị lực lượng cảnh sát giao thông nên linh động trong điều chỉnh đèn tín hiệu, phân làn đường để giải quyết kẹt xe.

 

N.ẨN – M.HƯƠNG – M.PHƯỢNG