05/11/2024

Quy hoạch “treo” 
nhốt chung cư trong hẻm

Theo các chủ đầu tư, nguyên nhân chung cư bị “kẹt” trong hẻm là do thực hiện quy hoạch chưa đồng bộ.

 

Quy hoạch “treo” 
nhốt chung cư trong hẻm

Theo các chủ đầu tư, nguyên nhân chung cư bị “kẹt” trong hẻm là do thực hiện quy hoạch chưa đồng bộ.

 

 

 

Quy hoạch “treo” 
nhốt chung cư trong hẻm
Hẻm 280, đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thạnh, TP.HCM vào cụm chung cư Mỹ Phước vào giờ cao điểm – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo thiết kế ban đầu, các chung cư đều được xây dựng trên nền hạ tầng rộng rãi, có đường rộng kết nối vào chung cư, thậm chí nhiều đường và hướng thoát hiểm, tiếp cận từ bên ngoài. Nhưng đó là thiết kế ban đầu, còn thực tế sau này lại hoàn toàn khác.

Quy hoạch rồi để đó

Ông Trần Quang Mỹ, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng số 5 (SC5), cho biết công ty này đã thực hiện hai chung cư Mỹ Đức và Mỹ Phước (TP.HCM) đúng quy hoạch được duyệt. “Quy hoạch ban đầu thì các chung cư không ở trong hẻm” – ông Mỹ khẳng định.

Bản đồ tổng mặt bằng của chung cư Mỹ Phước (phường 2, Q.Bình Thạnh) được Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt năm 2002 có đến 3 tuyến đường đi qua.

Trên bản đồ là vậy nhưng thực tế hơn 10 năm sử dụng, người dân chung cư Mỹ Phước chỉ có lối vô chung cư duy nhất là hẻm 280 Bùi Hữu Nghĩa rộng khoảng 7m thường xuyên bị tắc nghẽn giao thông.

Ông Mỹ cho biết con hẻm này ban đầu cũng rất hẹp, chính công ty mở rộng hẻm mới có đường để đưa vật liệu xây dựng, máy móc vô công trình.

Còn khu vực chung cư Mỹ Đức (phường 21, Q.Bình Thạnh) quy hoạch cũng có 3 tuyến đường tiếp cận: ngoài tuyến đường chính rộng 16m ven rạch Văn Thánh thì còn có một đường trùng hướng với hẻm 220 hiện tại và một đường rộng 12m cùng kết nối ra đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Tuy nhiên, đường ven rạch Văn Thánh phía ngoài ranh hiện chưa được mở, đường 12m hiện chưa làm và con đường duy nhất vô chung cư hiện tại qua hẻm 220 Xô Viết Nghệ Tĩnh chỉ mới 
mở được một phần.

Tương tự, chung cư số 654/6 đường Lạc Long Quân (Q.Tân Bình) cũng chịu cảnh “kẹt” trong hẻm.

Chủ đầu tư chung cư này cho biết theo quy hoạch thì hẻm 654 sẽ được Nhà nước mở rộng nên dù chung cư này nằm sâu trong hẻm 50m vẫn không thành vấn đề đối với gần 2.000 cư dân sinh sống.

Dự án mở rộng hẻm được giao cho UBND Q.Tân Bình thực hiện, nhưng chung cư hoàn thành nhiều năm nay mà dự án mở rộng hẻm trên vẫn còn trên giấy. Cư dân ở đây còn cho biết khi mới đầu hẻm khá nhỏ và lầy lội, cư dân cùng chủ đầu tư phải góp tiền để mở rộng, làm mới một đoạn hẻm.

Cần có kế hoạch thực hiện quy hoạch

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn phân tích các nguyên nhân của tình trạng chung cư trong hẻm là việc cấp phép dựa trên quy hoạch hạ tầng cho tương lai, chưa xây dựng thực tế. Quy hoạch các đường giao thông kết nối đến chung cư không có kế hoạch thực hiện nên “treo” rất lâu.

Chính sách cho phép khoét lõm, đầu tư một công trình lẻ mà không có kế hoạch chỉnh trang cả ô phố lớn cũng là nguyên nhân để các chung cư bị 
nhốt vào hẻm nhỏ.

KTS Nam Sơn cho rằng giải pháp cho vấn đề này phải đi từ nguyên tắc cơ bản của quản lý đô thị.

“Các nguyên tắc cơ bản là phát triển đô thị phải có hạ tầng đi trước, cấp phép công trình xây dựng sau, quy hoạch phải có kế hoạch thực hiện và nếu vốn ngân sách không đủ để xây dựng hạ tầng, thực hiện quy hoạch thì Nhà nước kêu gọi vốn từ xã hội” – KTS Ngô Viết Nam 
Sơn nhấn mạnh.

Theo KTS Nam Sơn, đường giao thông, thoát nước, trường học, bệnh viện, chợ búa… của một khu vực phải có trước khi cấp phép xây dựng và cải tạo công trình. Nếu khu vực nào có hạ tầng kém thì Nhà nước có thể dừng cấp phép.

Nhà đầu tư nóng ruột, muốn xây dựng sớm phải ứng tiền để xây dựng hạ tầng, sau đó Nhà nước sẽ trả lại cho nhà đầu tư bằng cách ưu đãi về sử dụng đất hoặc trừ dần tiền thuế phải 
đóng hằng năm.

Về kế hoạch thực hiện quy hoạch, dứt khoát không khuyến khích phát triển từng lõm nhỏ mà khuyến khích chỉnh trang luôn cả ô phố. Nếu ngân sách thiếu vốn, các địa phương sẽ tìm nguồn vốn xã hội hóa. Như vậy sẽ không có chuyện quy hoạch duyệt rồi bị “treo” vì thiếu vốn.

D.NGỌC HÀ ([email protected])