Còn “cả trăm điều” cần sửa trong BLHS
Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng phải sửa đổi căn bản bộ luật Hình sự 2015.
Còn “cả trăm điều” cần sửa trong BLHS
Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng phải sửa đổi căn bản bộ luật Hình sự 2015.
|
Theo ĐB Phạm Khánh Phong Lan, theo dự luật, đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả làm chết người hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên… sẽ bị phạt tù từ 12 – 20 năm. Không có cách nào để xác minh thuốc giả làm chết hoặc gây tổn hại bao nhiêu phần trăm sức khoẻ đối với một người nào đó. Vì thế các điều luật này đặt ra chỉ cho có mà thôi. “Trước nay chưa thấy có đối tượng làm thuốc giả nào bị xử tử hình cả. Nhiều vụ đối tượng bị bắt xong rồi cũng từ từ chìm vào quên lãng mà không thấy xử gì cả. Trung Quốc đã tử hình Cục trưởng Cục Quản lý dược vì tội cấp phép, cấp số đăng ký cho thuốc giả mà số thuốc giả đó làm chết người. Điều luật của VN cũng cần có những răn đe như vậy để nếu ai tính làm cục trưởng, làm lãnh đạo mà làm chuyện phi pháp vì tiêu cực thì họ phải chùn tay”, bà Lan nói.
Đề nghị miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Sáng 21.10, QH nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo nội dung đề xuất bổ sung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chính phủ, chỉ còn một số ít đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, gồm: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đất nông nghiệp: phải nộp 50% số thuế ghi thu đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp và phải nộp 100% số thuế ghi thu đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tổ chức (trừ đơn vị vũ trang nhân dân) sử dụng đất nông nghiệp: phải nộp 50% số thuế ghi thu hằng năm trong trường hợp trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao để sản xuất nông nghiệp; phải nộp 100% số thuế sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp không trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao để sản xuất nông nghiệp. Đơn vị vũ trang nhân dân được nhà nước giao quản lý, sử dụng đất nông nghiệp: phải nộp 50% số thuế ghi thu hằng năm đối với diện tích đất nông nghiệp được nhà nước giao.
Tại văn bản này, Chính phủ đồng thời cũng đề nghị bổ sung một số đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31.12.2020 đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức được nhà nước giao đang trực tiếp sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
Thảo luận về vấn đề này, nhiều ĐB nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, việc miễn toàn bộ số thuế phải nộp cho các hộ gia đình, cá nhân, kể cả phần vượt hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn của hộ gia đình, cá nhân chỉ khoảng 34,3 tỉ đồng/năm là không lớn và có tác động không đáng kể tới thu ngân sách nhà nước.
Trường Sơn
|
Kiến nghị hoãn thông qua dự thảo luật về Hội
Tại cuộc toạ đàm “Xây dựng luật về Hội phù hợp với chiến lược hội nhập quốc tế VN” do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi tường (iSEE) phối hợp Viện Kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức ngày 21.10, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo luật về Hội (dự kiến được đưa ra thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ 2, QH khóa 14) có nhiều điểm bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được với nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
Theo TS Lã Khánh Tùng (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), quyền lập hội của người dân được ghi nhận trong điều 25 của Hiến pháp năm 2013 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự mà VN đã gia nhập. Tuy nhiên, với định nghĩa trong dự thảo luật về Hội thì nguyện vọng của người dân có nguy cơ bị ngăn cấm. Mặt khác, trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, các hội có đăng ký, trừ 6 tổ chức chính trị xã hội và 31 hội đặc thù, phải tự chủ về mặt tài chính, được huy động và sử dụng các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để hoạt động. Tuy nhiên, với các quy định trong dự thảo luật như không được liên kết, gia nhập với các hội của nước ngoài, không được nhận tài trợ của nước ngoài… nếu được QH thông qua sẽ đóng tất cả cánh cửa đối với các hội.
iSEE và VEPR đã kiến nghị QH hoãn thông qua dự thảo luật về Hội để có đủ thời gian lấy ý kiến rộng rãi, chỉnh sửa để tạo điều kiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu, quyền tự do lập hội của người dân cũng như phù hợp với hội nhập quốc tế.
Thái Sơn
|
Trường Sơn – Chí Hiếu