01/11/2024

Để chứng chỉ ngoại ngữ được thế giới công nhận

Khung trình độ 6 bậc đánh giá năng lực ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng kết quả đánh giá vẫn chưa được thế giới công nhận.

 

Để chứng chỉ ngoại ngữ được thế giới công nhận

Khung trình độ 6 bậc đánh giá năng lực ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng kết quả đánh giá vẫn chưa được thế giới công nhận.




Một lớp học tiếng Anh của Trường ĐH Sài GònẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đặt đúng vai trò của khảo thí
Hôm qua, tại Hà Nội, Hội đồng Anh phối hợp với Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của bộ này tổ chức hội nghị quốc tế về khảo thí ngoại ngữ New Directions tại VN. Tại hội nghị, các chuyên gia của thế giới và VN đánh giá cụ thể về thực trạng kiểm tra và khảo thí ngoại ngữ tại VN, đưa ra giải pháp hỗ trợ học tiếng Anh hiệu quả hơn.
Theo tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN), dù khảo thí có tác động trực tiếp lên việc dạy và học nhưng ở VN lại là một khía cạnh bị lãng quên nhiều nhất trong giáo dục ngôn ngữ, ít nhất cho tới thời gian gần đây. Trong dạy học ngoại ngữ, vai trò của khảo thí chỉ mới bắt đầu được đặt đúng vị trí kể từ năm 2007, giai đoạn khởi đầu chuẩn bị cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.


Trao đổi với báo giới, bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Trung tâm khảo thí, Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, cũng nhận xét tầm quan trọng của việc tiến hành đánh giá năng lực ngoại ngữ gần đây mới được chú trọng tương xứng, kể từ khi có đề án 2020. Nhưng cũng phải đến năm 2014 khi mà Bộ ban hành khung đánh giá năng lực 6 bậc dành cho VN thì khảo thí ngoại ngữ trong nước mới bắt đầu có những bước đi đầu tiến đến khảo thí chất lượng quốc tế.
Phải xây dựng trung tâm chuẩn quốc tế
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cũng chia sẻ trăn trở trước thực trạng yếu kém ngoại ngữ của học sinh – sinh viên và người lao động VN. Nâng cao chất lượng khảo thí tiếng Anh, từ đó tác động trở lại vào chất lượng dạy học ngoại ngữ là một thách thức trong bối cảnh VN đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Mong muốn của VN là sinh viên ở các trường ĐH ngoại ngữ tốt, đặc biệt là các trường ĐH đã sử dụng các chương trình nước ngoài, giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, có đủ trình độ ngoại ngữ để hội nhập, giao lưu với thế giới và sẽ được các trường nước ngoài công nhận văn bằng, tín chỉ. “Khi năng lực ngoại ngữ được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, lao động VN sẽ ngày càng cạnh tranh hơn trên thị trường lao động, có nhiều cơ hội việc làm hơn trong bối cảnh dịch chuyển lao động tự do giữa các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN”, ông Ga nhấn mạnh.
Để chứng chỉ ngoại ngữ được thế giới công nhận  - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Tiếng Nga, Trung là ngoại ngữ thứ nhất?

Dư luận hết sức quan tâm khi giai đoạn tiếp theo của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đưa thêm một số ngoại ngữ, trong đó có tiếng Nga, Trung là ngoại ngữ thứ nhất.


Theo ông Ga, dù hiện nay VN đã đưa ra khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc, một số cơ sở đào tạo đang tiến hành đánh giá bắt đầu theo khung năng lực này, nhưng chứng chỉ các cấp độ này mới được công nhận trong nước.
“Bây giờ cần đánh giá tương thích với khung của thế giới, tức là chứng chỉ được cấp phải tương thích với khu vực và thế giới. Làm sao chứng chỉ chúng ta cấp cho người học cũng được thế giới công nhận để lao động VN có chứng chỉ này đi ra nước ngoài cũng được công nhận”, ông Ga nói và cho biết thêm để giải quyết thực trạng học sinh – sinh viên tuy được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo các cấp độ 6 bậc mà Bộ quy định nhưng lại không nghe nói được với người nước ngoài thì cần phải tạo kỹ năng giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài cho học sinh. “Bộ đã nhận thấy điều này. Vì vậy sắp tới, Bộ muốn tăng cường thêm giáo viên bản ngữ để sinh viên có thể giao tiếp trực tiếp. Bộ cũng khuyến khích các trường tuyển sinh viên quốc tế đến học”, ông Ga nói.
Ông Ga cho biết nhu cầu xây dựng một trung tâm khảo thí chất lượng quốc tế hiện là vấn đề được Bộ đặt ra.
Để chứng chỉ ngoại ngữ được thế giới công nhận  - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Loạn cấp chứng nhận ngoại ngữ

Dù không được phép tổ chức thi và cấp chứng nhận trình độ ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu, nhưng nhiều nơi vẫn vô tư chào mời người học tham gia với hứa hẹn tỷ lệ đỗ cao, thậm chí đảm bảo đỗ 100%.


Hoạt động khảo thí phải độc lập với giảng dạy
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, hiện cả nước chỉ có 10 đơn vị được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá năng lực ngoại ngữ. Cơ quan quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ ngoại ngữ là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT). Tuy nhiên, vẫn chưa có một đơn vị nào giám sát nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá năng lực ngoại ngữ của 10 đơn vị đó. Vì thế, để đảm bảo chất lượng cho việc cấp chứng chỉ 6 bậc hiện nay thì nhà nước cần phải có một cơ quan chuyên trách giám sát và đảm bảo chất lượng công tác này. “Ví dụ có thể chỉ cần có một trung tâm khảo thí ở cấp quốc gia. Hoặc nếu có nhiều trung tâm thì phải có chính sách nhằm đảm bảo các trung tâm đó thực hiện đúng và hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ”, bà Quỳnh đề xuất.
Cũng theo bà Quỳnh, điều quan trọng là hoạt động khảo thí phải độc lập với giảng dạy, tránh việc một đơn vị vừa được tổ chức thi để cấp chứng chỉ, đồng thời tổ chức giảng dạy và ôn luyện. 


 

Quý Hiên