23/01/2025

Mắc ung thư không phải là án tử

gày 3-10, Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức cùng mời hai nhóm chuyên gia quốc tế từ Hàn Quốc và Nhật Bản đến phẫu thuật trình diễn nội soi điều trị ung thư đường tiêu hoá.

 

Mắc ung thư không phải là án tử

Ngày 3-10, Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức cùng mời hai nhóm chuyên gia quốc tế từ Hàn Quốc và Nhật Bản đến phẫu thuật trình diễn nội soi điều trị ung thư đường tiêu hoá.

 

 

 

Mắc ung thư không phải là án tử
Các bác sĩ VN và Hàn Quốc trong ca phẫu thuật nội soi điều thị ung thư đại trực tràng sáng 3-10 – Ảnh: THÚY ANH

Điều trị ung thư như thế nào để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân là nỗi lo của không chỉ bệnh nhân mà còn cả của các bác sĩ.

Có thể sống thêm 10-20 năm

Theo ông Trần Bình Giang – giám đốc Bệnh viện Việt Đức, trong số các loại ung thư đường tiêu hóa thì nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể sống thêm 10-20 năm là rất bình thường vì đây là loại ung thư tiến triển khá chậm.

“Từng có một nữ bệnh nhân tôi đã phẫu thuật điều trị từ khi tôi còn trẻ, nay tôi đã hơn 50 tuổi và chị ấy vẫn tương đối khoẻ mạnh. Vấn đề của bệnh nhân VN là phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn quá muộn. Gần đây có một nghệ sĩ nổi tiếng qua đời chỉ sau bốn tháng phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng là do bệnh phát hiện quá muộn” – ông Giang cho hay.

Ông Trần Văn Thuấn, giám đốc Bệnh viện K, cho biết với ung thư đại trực tràng, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 thì chỉ cần phẫu thuật ngoại khoa đã cho kết quả tốt. “Chúng tôi đã có những bệnh nhân được phẫu thuật cách đây 10-20 năm đến khám lại. Đó là những bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm” – ông Thuấn nói.

Hiện tại Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức đều đã triển khai rộng rãi nội soi điều trị ung thư đường tiêu hoá các loại, trong đó có ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Theo ông Trần Bình Giang, tại Nhật Bản có đến 40% phẫu thuật ung thư dạ dày được thực hiện dưới hình ảnh nội soi và tỉ lệ này đang tăng dần. Bên cạnh đó, bệnh nhân nữ từ 45 tuổi và nam 50 tuổi trở lên đã áp dụng nội soi ống mềm chẩn đoán hằng năm nên tỉ lệ phát hiện bệnh sớm rất cao.

“Trước đây Nhật Bản có tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư dạ dày vào hàng cao nhất thế giới, nay tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày/100.000 người ở Nhật Bản là 13,8, trong khi ở VN là 14,3. VN cũng nên áp dụng như Nhật Bản để phát hiện bệnh sớm cho bệnh nhân, từ đó mới giảm được tỉ lệ tử vong, tăng chất lượng và số năm sống cho bệnh nhân”, theo ông Giang.

Mắc ung thư không phải là án tử
Bác sĩ Đỗ Quốc Hùng sau năm năm điều trị ung thư – Ảnh: THUÝ ANH

Câu chuyện
 của bác sĩ Hùng

Ở tuổi 62, cách đây bốn tuần, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng – nguyên trưởng khoa C7 Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai – vừa có chuyến khám bệnh tình nguyện tại Lục Yên, Yên Bái. Ít ai biết cách đây gần năm năm, ông Hùng từ bác sĩ đã trở thành bệnh nhân: bệnh ung thư phổi giai đoạn 4b, giai đoạn cuối.

Ông Mai Trọng Khoa – giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và điều trị ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, người đã thăm khám cho người đồng nghiệp từ đầu năm 2012 – cho hay khi được chuyển sang Trung tâm y học hạt nhân, ông Hùng đã ở trong tình trạng nặng, di căn nhiều nơi.

“Chúng tôi lúc đó đều xác định sẽ không có nhiều hi vọng” – ông Khoa nói. Bí quyết nào khiến ông có thể sống tương đối bình thường sau gần năm năm được phát hiện bệnh, với ba lần tái phát và di căn?

Với tinh thần “còn nước còn tát”, các bác sĩ điều trị và chính bản thân bác sĩ Hùng đã thảo luận nhiều về ca bệnh. Các bác sĩ VN khi đó (có tham khảo ý kiến của các bác sĩ Mỹ) đã quyết định chụp PET CT để xác định địa điểm di căn, rồi xạ phẫu cắt các khối u, tiến hành xạ trị, hoá trị cho bác sĩ Hùng.

Những ngày điều trị xạ trị, h trị là những ngày mệt mỏi nhất, có lúc bản thân bác sĩ Hùng cũng thấy khó khăn.

“Những gì khó khăn như chán ăn, mệt mỏi, toàn thân nổi mẩn ngứa, rụng tóc… tôi đều đã trải qua. Nhưng lúc khó khăn nhất tôi luôn dùng liệu pháp tinh thần, tinh thần luôn phải lạc quan, phải có niềm tin, khó mấy cũng phải cố. Cũng may tôi là bác sĩ nên tôi biết kết hợp các biện pháp, kinh nghiệm để giảm bớt biến chứng” – bác sĩ Hùng chia sẻ.

Bác sĩ Hùng cũng chia sẻ trong quá trình điều trị, nếu chỉ nằm, ngồi một chỗ thì người bệnh càng ì, không tiêu hao được năng lượng, vì vậy ông coi rèn luyện thể dục thể thao là biện pháp hỗ trợ điều trị.

“Không có gì cao xa đâu, tôi tập vẩy tay, theo bài gọi là dịch cân kinh. Bên cạnh đó tôi ăn nhiều rau sạch mua hoặc tự trồng, nhất là các loại rau cải. Tôi cũng dùng nhiều sinh tố nha đam xay với mật ong, theo lượng mỗi ngày 30ml, sau 10 ngày lại nghỉ 7 ngày và lại dùng tiếp 10 ngày…” – bác sĩ Hùng cho biết.

Theo ông Mai Trọng Khoa, trường hợp của bác sĩ Hùng là kết quả của quá trình điều trị bài bản, kết hợp với yếu tố ý chí, tinh thần (kể cả tinh thần tuân thủ phác đồ điều trị) và không thể không nói tới yếu tố may mắn.

Trong vòng năm năm qua, bác sĩ Hùng đã có ba lần bị tái phát, khối u đã di căn sang gan, não… Mỗi lần điều trị là mỗi lần bác sĩ Hùng nỗ lực, và đến nay những lần chụp chiếu mới nhất đều cho kết quả gần như không còn nhìn thấy các khối u.

Mặc dù so với trước khi được phát hiện bệnh, sức khỏe của PGS Hùng không bằng, cường độ lao động giảm đi và nhiều khi ông cũng cảm thấy mệt nhưng với một người đã trải qua gần năm năm điều trị ung thư phổi, rồi rèn luyện, áp dụng chế độ dùng thuốc và ăn uống rất khắt khe, thì tình trạng của PGS Hùng hiện tại có thể được coi là rất khả quan.

Bà Phạm Hoàng Anh – giám đốc Tổ chức Heath Bridge Canada, đồng thời là một chuyên gia về ung thư – cũng chia sẻ đây là một ca bệnh tương đối đặc biệt và tình trạng hiện nay của PGS Hùng so với thời điểm vào viện có thể coi là một may mắn, một kết quả của nhiều yếu tố điều trị – dinh dưỡng – rèn luyện – tinh thần – ý chí.

Còn PGS Hùng thì đúc kết quá trình điều trị của mình là quá trình 4T: tâm lý – thuốc – thức ăn và thể dục thể thao.

Dinh dưỡng và tập luyện

Dinh dưỡng và tập luyện đối với người bệnh cũng là một bí quyết quan trọng. Theo bác sĩ Đỗ Quốc Hùng, các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó) phải giảm tối đa, do tế bào ung thư ưa môi trường axit, trong khi thịt đỏ sinh ra nhiều axit. Thịt gia cầm, các loại hải sản thì có thể sử dụng bình thường.

“Dùng gạo lứt muối vừng cũng rất tốt nhưng chế độ ăn như vậy chỉ phù hợp với người lớn tuổi đã nghỉ hưu, còn người đang làm việc thì sẽ không đủ năng lượng” – ông Hùng chia sẻ bí quyết.

LAN ANH