23/12/2024

Văn chương không còn là ngôi đền thiêng

Trên thị trường vài năm qua đã có sự xuất hiện của không ít tác phẩm ăn khách của các tác giả trẻ. Nhà văn Trần Nhã Thuỵ (ảnh), Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TP.HCM, đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên về câu chuyện nhà văn trẻ hiện nay.

 

Văn chương không còn là ngôi đền thiêng

Trên thị trường vài năm qua đã có sự xuất hiện của không ít tác phẩm ăn khách của các tác giả trẻ. Nhà văn Trần Nhã Thuỵ (ảnh), Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TP.HCM, đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên về câu chuyện nhà văn trẻ hiện nay.

 



Độc giả chờ ký tặng trong buổi ra mắt 'Sẽ có cách đừng lo' của tác giả 9X Tuệ Nghi /// Ảnh: M.C.B

 

Độc giả chờ ký tặng trong buổi ra mắt ‘Sẽ có cách đừng lo’ của tác giả 9X Tuệ NghiẢNH: M.C.B

* Anh đánh giá ra sao về lực lượng người viết trẻ hiện nay của cả nước và đặc biệt tại TP.HCM?
 
 
Văn chương không còn là ngôi đền thiêng - ảnh 1
Văn chương không còn là ngôi đền thiêng

       

Thời nay văn chương không còn là ngôi đền thiêng, tác phẩm văn chương cũng dần rời bỏ những “đại tự sự” tìm về cái tôi nhỏ bé mộng mơ, cái tôi người phàm… Tôi nghĩ văn chương, dù chúng ta gán cho nó những thiên chức như thế nào thì cũng luôn có chức năng giải trí. Tuy nhiên, văn chương thực sự có khả năng xáo trộn tình cảm, đánh thức lương tri…

Văn chương không còn là ngôi đền thiêng - ảnh 3
 
 
 

– Nếu nhìn tổng thể về mặt… quân số thì tôi thấy khá hùng hậu, đến mức một người chưa đến nỗi già, và cũng chịu khó đọc như tôi cũng bắt đầu cảm thấy mình lạc hậu. Nhiều tên tuổi mới toanh mà mình không biết đó là ai, viết cái gì và như thế nào. Bởi bây giờ, cái cách xuất hiện của một cây bút không còn “truyền thống” như trước, tức là: có truyện đăng báo, in chung tập sách rồi in riêng, dần dần tạo tên tuổi. Bây giờ, đùng một phát, các bạn in luôn sách. Đó là điều mà tôi nghĩ là hết sức khác biệt và cũng đáng suy ngẫm.

Theo thống kê của các đơn vị xuất bản, các cây bút trẻ có sách bestseller hầu hết nằm ở TP.HCM như Nguyễn Phong Việt, Anh Khang, Hamlet Trương… Điều này cho thấy sức mua ở TP.HCM là đáng kể, còn nghệ thuật viết cũng như chất lượng của những cuốn sách 100.000 bản này như thế nào thì tôi nghĩ chắc phải cần nhiều cuộc toạ đàm với nhiều chuyên gia mổ xẻ mới có thể thu hoạch được điều gì đó.
* Anh có thấy trào lưu, tác giả nào đáng chú ý trong văn học trẻ hiện nay? Và theo anh vì sao lại đáng chú ý?
– Tôi nghĩ thưởng thức tác phẩm văn chương là theo gu của mỗi người, không nên áp đặt. Với cá nhân tôi, trong vài năm gần đây, tôi thấy có mấy tên tuổi ấn tượng: Ngô Liêm Khoan (thơ), Phan An (văn xuôi), Mai Anh Tuấn (phê bình). Còn về trào lưu sách “ngôn tình tản mạn”, do không phải gu đọc, nên tôi không có ý kiến gì.
* Vừa qua, có cuộc tranh luận về “văn chương thị trường” của các cây bút trẻ ăn khách, xin chia sẻ về quan điểm của anh trong chuyện này?
– Tôi nghĩ, bất kỳ tác giả nào cũng có độc giả của riêng mình và khi sách phát hành thì phải có một thị trường. Là người viết, tôi nghĩ bất kỳ ai cũng sẽ thấy sung sướng khi sách mình bán chạy. Tôi không nghĩ là có những tác giả viết ra những cuốn sách hay mà… bí hiểm hay cao siêu tới mức… không có ai mua về đọc. Do đó, tôi chân thành chia sẻ niềm vui với các nhà văn có sách bán chạy và thú thật tôi cũng… thèm có sách bán chạy như họ chết đi được ấy chứ (cười).
* Một số độc giả cho rằng các tác giả trẻ thường viết chỉ nhằm thoả mãn cá nhân, tác phẩm thiên về tản mạn tình cảm, kiểu dạng “đọc cũng được, không đọc cũng không chết ai”, chứ chưa mang lại nhiều tác động tích cực cho xã hội. Anh có đồng ý với điều này?
– “Đọc cũng được mà không đọc cũng chẳng sao”, tôi nghĩ là đúng với mọi thời, mọi tác giả và mọi tác phẩm, không phải là bây giờ và chỉ với tác giả trẻ. Chúng ta nên hiểu rằng mỗi thời mỗi khác. Thời nay văn chương không còn là ngôi đền thiêng, tác phẩm văn chương cũng dần rời bỏ những “đại tự sự” tìm về cái tôi nhỏ bé mộng mơ, cái tôi người phàm… Tôi nghĩ văn chương, dù chúng ta gán cho nó những thiên chức như thế nào thì cũng luôn có chức năng giải trí. Tuy nhiên, văn chương thực sự có khả năng xáo trộn tình cảm, đánh thức lương tri…
Nếu như những ai từng là “mọt sách” đều thấy những tác phẩm văn chương thực sự, sống bền lâu trong lòng độc giả, bao giờ cũng có một ngôn ngữ độc đáo, cấu trúc đặc biệt, nhân vật lạ lùng… Văn chương thực sự có ít thôi, còn những cái na ná văn chương, cận văn chương thì nhiều. Và, bất kỳ người viết nào cũng phải vượt qua chính mình để cho ra đời những tác phẩm văn chương độc đáo.
* Vậy theo anh, phải làm gì để có những tác phẩm văn trẻ chất lượng cao hơn nữa?
– Theo tôi, nên tôn trọng và để cho những người trẻ tự do sáng tạo. Mọi định kiến và dạy dỗ, chưa bao giờ là hữu hiệu đối với sáng tạo văn chương.
Từ một tản văn hay sẽ đến một quyển sách dài
Thuận lợi lớn nhất chính là sự phát triển của mạng xã hội, nhờ đó, tác giả trẻ có nhiều cơ hội đưa tác phẩm của mình đến gần với công chúng, vì đa phần giới trẻ bây giờ lướt web nhiều, đọc trên mạng nhiều. Bên cạnh đó, nhiều nhà xuất bản ra đời cùng cách thức quảng bá đa dạng như buổi ra mắt sách ấn tượng, giao lưu, kết hợp âm nhạc, giá cả cạnh tranh, thiết kế bìa sách bắt mắt… cũng là một thuận lợi cho việc đưa sách đến gần độc giả trẻ.
Nếu trước đây độc giả thường biết tác phẩm trước, rồi mới tìm hiểu tác giả, thì giờ các cây bút/nhà phát hành biết cách quảng bá sản phẩm lẫn tên tuổi mình bằng nhiều phương tiện, phương cách truyền thông hiện đại. Đây là xu hướng của thế giới ở nhiều lĩnh vực chứ không riêng với văn học. Theo Jun, việc này giúp đưa độc giả đến gần tác phẩm cũng như các cây bút trẻ tiếp cận gần hơn với độc giả. 
Nổi bật nhất hiện nay vẫn là những tản mạn, tản văn, tạp văn… thậm chí những câu nói súc tích ngắn gọn nhưng dễ nhớ, giới trẻ đồng cảm nhanh. Có những quyển sách ảnh, tranh vẽ rất đẹp kèm theo những câu văn ngắn gọn dễ nhớ về đề tài gia đình, bạn bè, xã hội vẫn được đón nhận rất nồng nhiệt. Từ việc đọc một câu nói hay, Jun nghĩ họ sẽ tìm đọc một tản văn hay, một quyển sách dài, sau đó sẽ dần tìm những quyển sách có những chủ đề mới mẻ và kiến thức phức tạp hơn để nghiền ngẫm.
Tác giả trẻ Jun Phạm (từng là thành viên nhóm nhạc 365, tác giả một số tựa sách bán chạy như: Có ai giữ giùm những lãng quên, Những người lạ quen thuộc…)
Thay đổi phương thức viết, thay đổi thói quen đọc
Tác giả trẻ không chỉ ưu thế hơn thế hệ cha anh về điều kiện học hành, mà còn được sống đầy đủ trong không gian công nghệ của thế kỷ 21, nơi mà internet cùng các thiết bị kỹ thuật số đã làm thay đổi đời sống con người, thay đổi phương thức viết, thay đổi thói quen đọc. Nhưng, quan trọng hơn hết, các tác giả trẻ dần tiến đến mô hình công dân toàn cầu. Kỹ năng sử dụng internet, vốn ngoại ngữ, những trải nghiệm văn hoá, lịch sử, tri thức liên/xuyên không gian, thời gian, biên giới… đã tạo những tiền đề hết sức quan trọng để thế hệ trẻ có thể tiến xa hơn trên con đường sáng tác văn chương. Mặt khác, bối cảnh đất nước cũng đang từng ngày đổi mới, tạo nên những cơ hội rộng mở cho người sáng tác. Các tác giả sáng tác trên mạng như Gào, Kawi Hồng Phương, Nguyễn Phong Việt… cũng đang tận dụng rất tốt môi trường này để tạo dựng giá trị của riêng mình.
Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm
Nguyên Vân (thực hiện)
Khi nhà văn kết bạn với hotgirl
Thời buổi này, chỉ còn ai “cổ lỗ sĩ” lắm thì mới giữ quan điểm cho rằng nhà văn, nhà thơ phải nghèo nghèo khổ khổ, ôm trong người một sứ mệnh cao cả nào đó (thật ra hầu hết đều là tự phong cả). Với sự bùng nổ của thông tin, mạng xã hội và sự đa dạng của đời sống thì kiểu phân biệt giữa dễ dãi hay sâu sắc, nghệ thuật hay thị hiếu đâm ra bất cập, thậm chí phiến diện. Tuy vậy, khi mà sách mặc nhiên được xem là một sản phẩm và quảng bá “hào nhoáng kiểu showbiz” trở thành điều bình thường thì hệ quả tất yếu là nhà văn cũng sẽ trở thành “ngôi sao showbiz”. Ngoài thời gian sáng tác, họ còn “bận” dự ra mắt phim, “bận” chụp ảnh check-in Facebook, “bận” giới thiệu một món ăn tự nấu kèm theo những dòng cảm xúc lãng đãng đủ để hàng chục, hàng trăm người vào bình luận. Trong danh sách bạn bè mạng xã hội của nhà văn có ca sĩ, diễn viên, người mẫu và cả hotgirl bán hàng online.
Thật ra, “nhà văn showbiz” cũng không phải là hiện tượng gì mới. Mấy chục năm trước, Jean-Paul Sartre tìm ra cách ve vuốt cả một thế hệ trẻ trên toàn thế giới, biến hiện sinh từ một triết thuyết thành một kiểu giải trí, một món trang sức thời thượng. Ông đi đến đâu là có bầu đoàn thê tử “fan cuồng” đi theo, ngồi chật cả những quán cà phê hợp mốt ở Paris. Để rồi giờ đây, người ta đã nhận ra được vị trí thật sự của Sartre bên cạnh những cây bút hiện sinh “không có fan” như Maurice Merleau-Ponty hay Gabriel Marcel.
Thời còn trẻ khỏe, Kim Dung thường xuyên có mặt tại nhiều sự kiện để ký tặng, bắt tay người hâm mộ, để nói chuyện về chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa và “tình cờ” kéo lên cả vị thế của tờ Minh Báo do ông sáng lập. “Mẹ đẻ” của Harry Potter J.K.Rowling rất chịu khó tương tác trên trang Twitter hơn 8 triệu người theo dõi của bà để quảng bá cho các chiến dịch từ thiện và một bộ phim sắp ra mắt. Tóm lại, toàn là những mục đích ngoài văn chương cả.
Cũng có những nhà văn vô cùng ăn khách, sách đắt như tôm tươi nhưng chưa bao giờ bị nghi ngờ là “văn ăn nhanh” và họ dường như đều cố không trở thành người của công chúng. Haruki Murakami không thường có mặt tại các hội sách và trang Facebook mang tên ông thật ra được quản trị bởi một nhà xuất bản. Thomas Ligotti, một trong những giáo chủ của văn học kinh dị đương đại, thì thậm chí người ta còn không biết ông đang làm gì, ở đâu. Thông tin chắc chắn duy nhất là ông 
đang sống đâu đó giữa TP.Detroit (Mỹ) hoang vắng và từ chối mọi cuộc phỏng vấn trực tiếp hay xuất hiện chỗ đông người.  
“Chiết tự” một chút thì chữ biz trong showbiz là cách nói gọn của business. Đã là kinh doanh, nhất là kinh doanh giải trí, thì đương nhiên phải tính làm sao để sản phẩm phù hợp nhu cầu của càng nhiều khách hàng càng tốt (thường được miêu tả bằng từ “đồng cảm”) và càng phải biết cách PR. Chỉ mong rằng, dù làm ăn đến cỡ nào thì những gì nhà văn viết ra vẫn mãi là “những trải nghiệm chân thật nhất, là xúc cảm chân thành nhất của bản thân”.
Trọng Kha

Lucy Nguyễn 
(thực hiện)