22/01/2025

Nâng chiều cao của trẻ Việt 
ra sao?

Chiều cao của nam nữ thanh niên Việt Nam thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt là 13,1cm và 10,7cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên VN chỉ đạt 163,7cm, của nữ thanh niên VN chỉ 153cm.

 

Nâng chiều cao của trẻ Việt 
ra sao?

Chiều cao của nam nữ thanh niên Việt Nam thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt là 13,1cm và 10,7cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên VN chỉ đạt 163,7cm, của nữ thanh niên VN chỉ 153cm.

 

 

 

Nâng chiều cao của trẻ Việt 
ra sao?
Trẻ em trường tiểu học Hoà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) uống sữa trong bữa xế tại trường học – Ảnh: TG

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết như vậy tại chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Sữa học đường – Vì tầm vóc Việt” được Đài truyền hình VN phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế và Tập đoàn TH tổ chức vào tối 28-9.

Trẻ Việt thấp còi do chưa được quan tâm đúng mức?

Theo bà Kim Tiến, tình trạng dinh dưỡng của người VN ngày càng được cải thiện, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi từ 31,9% năm 2001 xuống còn 14,1% năm 2015. Tuy nhiên, VN hiện vẫn gặp rất nhiều thách thức trong cải thiện dinh dưỡng của người dân như sự khác biệt về tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng ở các vùng miền.

Tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng còn cao ở vùng sâu, vùng xa trong khi tỉ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì cao ở đô thị. Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người dân khi trưởng thành vẫn ở mức khá cao khoảng 24,6% năm 2015 và chưa được 
quan tâm đúng mức.

Bà Kim Tiến cho rằng một trong những giải pháp góp phần cải thiện tầm vóc con người trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học là được uống sữa hằng ngày thông qua việc triển khai chương trình Sữa học đường.

Trên thế giới nhiều quốc gia đã triển khai chương trình sữa học đường như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan với kết quả là tầm vóc thể lực của trẻ em được cải thiện rõ rệt.

Trước đó, ngày 8-7-2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình quốc gia Sữa học đường, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP xây dựng kế hoạch hành động của địa phương, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để triển khai thực hiện kế hoạch, trong đó lưu ý đến trẻ em vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình Sữa học đường sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện tầm vóc thể lực của người VN, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho sự phát triển của đất nước, dân tộc.

Ngay tại cầu truyền hình này, ông Nguyễn Thanh Phong, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, công bố quyết định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sữa tươi được sử dụng trong chương trình Sữa học đường.

Đồng thời Bộ Y tế cũng giao cho Viện Dinh dưỡng chủ trì phối hợp với Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế và các đơn vị liên quan, tiến hành nghiên cứu tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ em VN và quy định của quốc tế, đề xuất, bổ sung vào sữa dùng cho chương trình Sữa học đường phù hợp với nhóm đối tượng là trẻ mẫu giáo, tiểu học để đáp ứng mục tiêu và chỉ tiêu của chương trình Sữa học đường đến năm 2020 và báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30-6-2017.

Hơn 1 triệu bà mẹ 
không có khả năng 
mua sữa cho con

Mở đầu với câu danh ngôn của Napoleon “Tương lai của những đứa con là công trình của người mẹ”, bà Thái Hương, chủ tịch Tập đoàn TH, cho rằng để đề án này thành công thì không có con đường nào khác, đó là sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội và phải xem đây là một cuộc cách mạng nguồn lực của đất nước. Việt Nam có 12 triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Hiện có hơn 1 triệu bà mẹ không có khả năng mua sữa cho con mình.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, nhận xét đây là chương trình rất ý nghĩa khi hàng triệu trẻ em mới bước vào năm học mới 2016-2017. Với sự tham gia của toàn xã hội, chương trình sẽ có điều kiện giúp cho trẻ em từ 2-6 tuổi trong cả nước. Ở những vùng khó khăn, các em được chương trình hỗ trợ, ở những vùng ít khó khăn hơn 60-80% các em được hỗ trợ để trẻ em VN khi hết 6 tuổi có điều kiện phát triển trí tuệ như trẻ em trên thế giới và để khi hết 15 tuổi có điều kiện phát triển trí tuệ, thể lực.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chương trình quốc gia Sữa học đường, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có văn bản chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với sở y tế tham mưu với UBND tỉnh triển 
khai chương trình.

Tài khoản sữa học đường đã ra đời tại cầu truyền hình trực tiếp này. Khởi nguồn quỹ TH True Milk đã cam kết đóng góp 25 triệu ly sữa, tương đương với 200 tỉ đồng để thực hiện Sữa học đường quốc gia trong vòng 5 năm tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, nguyên trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết chiều cao của một người phụ thuộc vào gen di truyền, chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Trong chế độ dinh dưỡng trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất đạm, bột, béo và các loại vitamin. Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng giàu canxi để cung cấp chất tạo xương, góp phần phát triển xương, giúp trẻ phát triển chiều cao.

THÙY DƯƠNG