23/01/2025

Hà Nội giảm xe chở hàng quá khổ

Trung tá Phạm Tuấn Anh – đội phó đội CSGT số 14, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội – cho biết thông tin trên.

 

Hà Nội giảm xe chở hàng quá khổ 

Trung tá Phạm Tuấn Anh – đội phó đội CSGT số 14, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội – cho biết thông tin trên. 

 

 

 

Hà Nội giảm xe chở hàng quá khổ 
Đội tuần tra cảnh sát giao thông Q.9 (Công an TP.HCM) xử phạt xe chở hàng cồng kềnh trên đường Lê Văn Việt (Q.9) sáng 26-9 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo ông Tuấn Anh, những chiếc xích lô chở các tấm tôn, thanh sắt dài loằng ngoằng không còn vô tư lao vun vút trên đường nữa.

Cùng ngày 26-9 tại TP.HCM, lực lượng CSGT cũng xử phạt nhiều trường hợp xe thô sơ chở hàng cồng kềnh.

Nhiều chủ hàng 
thuê ôtô tải chở hàng

Theo trung tá Phạm Tuấn Anh, sau hai ngày thực hiện đợt cao điểm ra quân xử lý xe ba gác, xích lô chở hàng quá khổ, quá tải, lực lượng CSGT đã xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm, tạm giữ các xe mà người điều khiển không xuất trình được giấy tờ.

Cũng theo ông Tuấn Anh, do các chủ xe ba gác, xe thồ không chở hàng nữa nên các chủ cơ sở kinh doanh bắt đầu chuyển sang sử dụng dịch vụ ôtô tải để chở hàng.

Hiện nay lực lượng CSGT phối hợp với công an phường, chính quyền địa phương vận động các chủ cơ sở kinh doanh sử dụng phương tiện vận chuyển an toàn.

Về lâu dài, ngoài xử phạt các chủ xe vi phạm, ông Tuấn Anh cho rằng cần có quy định để các chủ hàng phải có trách nhiệm sử dụng phương tiện vận chuyển an toàn.

“Tôi sẽ suy nghĩ lại về việc thuê xe ba gác, xe thồ chở hàng. Liên tục mấy vụ tai nạn chết người do xe chở tôn cồng kềnh gây ra khiến chúng tôi cũng giật mình

Ông LÊ HỒNG QUÂN (chủ cơ sở kinh doanh đồ gỗ tại Q. Đống Đa, Hà Nội)

Còn đại tá Phạm Hồng Thái, trưởng Công an Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết công an quận đã vận động các chủ cửa hàng 
kinh doanh vật liệu xây dựng, những cửa hàng bán đồ cồng kềnh cam kết sử dụng xe vận chuyển hàng hoá an toàn.

Theo ông Thái, đối chiếu với các quy định hiện tại và tình hình thực tế thì chỉ có cách thuê xe tải để vận chuyển tôn, sắt, hàng cồng kềnh vào những khung giờ được phép hoạt động.

Về lâu dài, theo ông Thái, khi có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ cơ sở kinh doanh, nếu họ không chấp hành mà để xảy ra sự cố, tai nạn thì họ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý.

Liên quan đến việc này, ông Đặng Trần Ngạn – chủ cơ sở bán sắt thép, vật liệu xây dựng trên đường La Thành, Q.Đống Đa – cho rằng nếu thuê xe tải vận chuyển hàng thì chi phí lớn hơn khiến việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, ông Ngạn nhìn nhận nếu thành phố có quy định cấm xe thô sơ, xe máy chở hàng cồng kềnh thì ông cũng phải chấp hành.

Biết vi phạm nhưng 
vẫn làm

Tạm giữ hình sự lái xe chở tôn làm chết người

Ngày 26-9, Công an Q.Hà Đông, Hà Nội cho biết đã tạm giữ hình sự đối với ông Trần Hữu Dần (35 tuổi, trú tại Quốc Oai, Hà Nội), người điều khiển xe máy buộc theo xe thồ đằng sau chở tấm tôn cồng kềnh trên đường, lao vào bà Bùi Thị Sâm (64 tuổi) đang đứng trên đường khiến bà Sâm tử vong (Tuổi Trẻ ngày 26-9).

Theo Công an Q.Hà Đông, việc tạm giữ hình sự đối với ông Dần để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

THÂN HOÀNG

Tại TP.HCM, theo ghi nhận, trong buổi sáng và đầu giờ chiều 26-9, đội tuần tra CSGT Q.9 đã lập biên bản xử phạt 5 trường hợp xe ba gác chở hàng (giàn giáo, cầu thang, ống thép…) cồng kềnh, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Một cán bộ trong đội tuần tra này cho biết những trường hợp vi phạm, ngoài việc bị lập biên bản xử phạt còn bị buộc tháo dỡ hàng cồng kềnh tại chỗ. Đồng thời các phương tiện nếu không có đầy đủ giấy tờ sẽ bị đưa về trụ sở công an để xử lý.

Thực tế cho thấy các trường hợp vi phạm đã xử lý thì chủ xe đều không xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ.

Tại một cửa hàng bán lẻ sắt cây, ván ép trên đường Kha Vạn Cân, P.Linh Tây, Q.Thủ Đức, có hẳn một đội ngũ xe ba gác để chở vật liệu giao cho khách. Nhân viên trong cửa hàng dùng sức để gập đôi những thanh thép xây dựng dài hơn 11m thành hình chữ U trước khi xếp lên những chiếc xe ba gác đợi sẵn.

Khi đó, hai đầu của bó thép chồm ra phía đầu xe ba gác và không được bao bịt cẩn thận. Những chiếc xe này chạy ra đường sẽ gây nguy hiểm cho những người lưu thông 
phía trước.

Chúng tôi hỏi một người lái xe ba gác ở đây rằng ông có biết quy định cấm chở hàng cồng kềnh không thì người này không trả lời mà chỉ tay sang bà H. – chủ cửa hàng.

Cửa hàng bà H. bán thép cây và thép cuộn. Bà H. cho biết: “Vào giờ cao điểm tôi không nhận chở hàng dù khách có mua và kêu chở. Tôi chỉ cho nhân viên chở lúc đường sá không đông đúc. Đôi lúc nhân viên của cửa hàng cũng bị lực lượng chức năng nhắc nhở”.

Cũng theo bà H., trước đây cơ sở của bà có xe tải lớn nhưng do không có chỗ đậu cũng như không sử dụng thường xuyên nên đã bán. Hiện nay, các trường hợp khách hàng yêu cầu chở hàng với số lượng lớn, cửa hàng vẫn thuê xe lớn.

Còn với khách hàng mua lẻ, quãng đường vận chuyển ngắn hoặc vô hẻm nhỏ thuê xe tải lớn bất tiện nên chủ yếu chở bằng xe ba gác, dù biết vi phạm. Trường hợp này, chủ cửa hàng chỉ dặn nhân viên đi cẩn thận, quan sát, giữ khoảng cách và treo túi nilông phía sau để không gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ông Nguyễn Văn Thành (ngụ Q.Thủ Đức), chạy xe ba gác, cho biết ông biết chạy xe ba gác là không được để vật liệu ló ra ngoài thùng xe, nhưng vì mưu sinh nên ông vẫn làm…

Xử phạt khó do ý thức và nhu cầu của người dân

Trung tá Huỳnh Trung Phong – phó Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM – cho biết trong 9 tháng đầu năm nay đã xử phạt 1.382 trường hợp xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ vi phạm các quy định pháp luật khi tham gia giao thông. Trong đó có 302 trường hợp vi phạm chở hàng hoá 
cồng kềnh.

Trả lời câu hỏi vì sao xe chở hàng cồng kềnh vẫn thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường, ông Phong cho biết trong xử lý vi phạm đối với xe chở hàng cồng kềnh còn những khó khăn trở ngại do ý thức, điều kiện và nhu cầu của người dân trong việc sử dụng các loại xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ để chở hàng hoá.

Những người dân sử dụng xe tự chế không qua đăng ký, chở hàng h cồng kềnh thường có điều kiện kinh tế khó khăn, không thể xoay xở để mua sắm các loại xe khác phục vụ việc mưu sinh.

Đồng thời các cơ sở kinh doanh thường bất chấp các quy định của pháp luật khi mua sắm và sử dụng các loại xe cơ giới 2, 3 bánh tự chế để phục vụ mục đích kinh doanh vận tải.

SƠN BÌNH

T.HOÀNG – H.NAM – 
M.PHƯỢNG – LÊ PHAN