23/01/2025

Thế nào là sách khiêu dâm hoặc không khiêu dâm?

Khác với điện ảnh hay sân khấu có quy định cảnh “nóng” kéo dài mấy giây hoặc kích cỡ áo váy thế nào, nội dung sách thường được hiểu theo cảm tính, chẳng hạn các vấn đề tính dục cần cân nhắc trong ngữ cảnh cụ thể nào thì khiêu dâm hoặc không khiêu dâm.

 

Thế nào là sách khiêu dâm hoặc không khiêu dâm?

Khác với điện ảnh hay sân khấu có quy định cảnh “nóng” kéo dài mấy giây hoặc kích cỡ áo váy thế nào, nội dung sách thường được hiểu theo cảm tính, chẳng hạn các vấn đề tính dục cần cân nhắc trong ngữ cảnh cụ thể nào thì khiêu dâm hoặc không khiêu dâm.

 

 

 

Thế nào là sách khiêu dâm hoặc không khiêu dâm?
TS Quách Thu Nguyệt (giữa) cho rằng thật khó xác định lằn ranh đâu là vi phạm thuần phong mỹ tục trong xuất bản – Ảnh: L.ĐIỀN

Cuộc tọa đàm về “Câu chuyện thuần phong mỹ tục và Luật xuất bản” diễn ra tại Đường sách TP.HCM sáng 25-9 thu hút nhiều người quan tâm và nhiều ý kiến tranh luận. 

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Nhựt – giám đốc NXB Trẻ – thừa nhận rằng lâu nay cách ứng xử với vấn đề thuần phong mỹ tục trong xuất bản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cảm quan của biên tập viên và lãnh đạo NXB.

“Có khi phải theo dõi phản ứng của bạn đọc đối với cuốn trước cùng đề tài để có cách làm cho cuốn sau” – ông Nhựt nói.

Khác với điện ảnh hay sân khấu có quy định cảnh “nóng” kéo dài mấy giây hoặc kích cỡ áo váy thế nào, nội dung sách thường được hiểu theo cảm tính, chẳng hạn các vấn đề tính dục cần cân nhắc trong ngữ cảnh cụ thể nào thì khiêu dâm hoặc không khiêu dâm.

Có vấn đề phải lập hội đồng thẩm định nội dung trước khi xuất bản, nhưng mà hội đồng cũng có cảm tính của hội đồng.

Chia sẻ với ý kiến của ông Nhựt, ông Dương Thanh Hoài – phó giám đốc Công ty Nhã Nam – cũng cho rằng giới làm sách lâu nay vẫn áng chừng trên từng trường hợp cụ thể để đánh giá vấn đề thuần phong mỹ tục.

Có một thực tế là nếu chọn giải pháp an toàn mà sách trở thành vô vị thì sao? Và trong nhiều trường hợp cách nhìn nhận của người làm sách, người đọc và cơ quan quản lý không trùng với nhau, trường hợp quyển tranh Sát thủ đầu mưng mủ của Nhã Nam là một ví dụ.

TS Quách Thu Nguyệt, nguyên giám đốc NXB Trẻ, cho rằng đến nay nội dung quy định tại khoản 1a, điều 10 Luật xuất bản 2012 với cụm từ “phá hoại thuần phong mỹ tục” vẫn là một “vùng cấm” đối với những người làm xuất bản.

Tuy nhiên, “để lượng hóa vấn đề này một cách cụ thể thì rất khó, và ngay cả giới học thuật vẫn còn tranh cãi rằng như thế nào là vi phạm, như thế nào là phá hoại thuần phong mỹ tục” – bà Nguyệt nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, phó cục trưởng Cục Xuất bản, thừa nhận trong luật không đưa ra định nghĩa như thế nào là phá hoại thuần phong mỹ tục, nhưng trong hoạt động xuất bản thì với từng cuốn sách cụ thể, vấn đề thuần phong mỹ tục sẽ được xem xét.

Thực ra, với những người làm sách, lằn ranh để nhận ra đâu là vi phạm hay không vi phạm thuần phong mỹ tục là rất khó. Nếu xác định mức độ như thế nào là “phá hoại” thuần phong mỹ tục như Luật xuất bản quy định lại càng khó.

Một bạn đọc đặt vấn đề: khi nhà xuất bản chỉ mới tiếp nhận bản thảo, nội dung chưa được xuất bản mà trên đầu người làm xuất bản đã treo lửng lơ cái điều luật cho rằng những nội dung này kia là phá hoại thuần phong mỹ tục. Áp lực ấy cần được “giải toả dần” bằng cách lượng hoá những nội dung, những dấu chỉ được xem là vi phạm.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo dẫn ra các trường hợp sách bị cấm do vi phạm thuần phong mỹ tục như tiểu thuyết Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, hay tiểu thuyết viết về dã sử Đất Việt Trời Nam bị xử lý thu hồi do vi phạm quá rõ về thuần phong mỹ tục.

Dù vậy, phía bạn đọc lại có người đặt vấn đề cần phân biệt sách hư cấu và phi hư cấu.

Nếu sách phi hư cấu, tức các công trình viết lịch sử, khảo cứu, nghiên cứu, thì cần tôn trọng sự thật lịch sử; nhưng sách hư cấu, tức các tác phẩm văn học, thì tác động của sách đến với công chúng thông qua quá trình cảm thụ văn học chứ không phải tiếp nhận thông tin trực tiếp từ sách, cho nên sẽ có trường hợp nhân vật trong truyện hiện lên là phản cảm nhưng chính sự phản cảm đó có tác dụng mỹ cảm đối với người đọc văn chương. Đây quả là một vấn đề khó bàn đến cùng kỳ lý.

Bà Quách Thu Nguyệt cho biết trong các giáo trình xuất bản của nước ngoài, họ chỉ lưu ý các điểm rằng trong sách không được dùng từ thoá mạ người khác, không được vu khống, không xâm phạm đời tư cá nhân, không kích dục dâm ô, và phải tuân thủ bản quyền tác giả.

Và trong trường hợp xuất bản ở Việt Nam với quy định về thuần phong mỹ tục còn nhiều chỗ mơ hồ như vậy, bà Nguyệt cho rằng những người làm sách chân chính chỉ có thể xác định khái niệm “thuần phong mỹ tục” trên cơ sở cốt lõi là truyền thống tinh hoa của dân tộc.

Và trong khi luật pháp vẫn còn những chỗ bất cập thì người làm nghề nên làm việc bằng ý thức về đạo đức nghề nghiệp: ta phải mang sản phẩm sạch đến cho xã hội. Làm sách thì không nên cổ xuý những nội dung đi ngược truyền thống đạo hiếu trong gia đình, không ủng hộ cái ác cái xấu trong xã hội…

LAM ĐIỀN