28/12/2024

Dùng xác thuốc chữa bệnh do tham lam

80% trong khoảng 60.000 tấn dược liệu sử dụng trong nước phải nhập khẩu nhưng chất lượng đang ngoài tầm kiểm soát.

 

Dùng xác thuốc chữa bệnh do tham lam

80% trong khoảng 60.000 tấn dược liệu sử dụng trong nước phải nhập khẩu nhưng chất lượng đang ngoài tầm kiểm soát.




Nhiều dược liệu trôi nổi tuồn vào bệnh viện công. /// Ảnh: Đức Tiến

 

Nhiều dược liệu trôi nổi tuồn vào bệnh viện công.ẢNH: ĐỨC TIẾN

Đó là thông tin đưa ra tại Hội nghị bàn về nâng cao chất lượng dược liệu, do Bộ Y tế tổ chức hôm qua (14.9), tại Hà Nội.
Dùng xác thuốc chữa bệnh do tham lam - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Dược liệu bị thả nổi về giá và chất lượng

Tình trạng buông lỏng quản lý chất lượng dược liệu được đề cập tại hội thảo ‘Phát triển dược liệu bền vững’ do Báo Nhân Dân, Bộ Y tế tổ chức sáng 8.6, tại Hà Nội.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng quản lý khó khăn bởi dược liệunhập chính ngạch rất ít mà chủ yếu là nhập tiểu ngạch. “Nhưng nguyên nhân chính trong việc dùng dược liệu kém chất lượng là do tham lam, không ít người cố kiếm được nhiều tiền, bất chấp tính mạng của con người nên đưa dược liệu loại 2, 3 thành loại 1 để chữa bệnh. Chưa kể dược liệu bị chiết hết dược chất, dùng xác thuốc chữa bệnh”, ông Tiến nói và nhấn mạnh trách nhiệm của Cục Quản lý y, dược cổ truyền phải chấn chỉnh. 



Dùng xác thuốc chữa bệnh do tham lam - ảnh 2
Nguyên nhân chính trong việc dùng dược liệu kém chất lượng là do tham lam, không ít người cố kiếm được nhiều tiền, bất chấp tính mạng của con người nên đưa dược liệu loại 2, 3 thành loại 1 để chữa bệnh. Chưa kể dược liệu bị chiết hết dược chất, dùng xác thuốc chữa bệnh
Dùng xác thuốc chữa bệnh do tham lam - ảnh 3

Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế


Cũng theo Thứ trưởng Tiến, VN có nguồn dược liệu rất lớn, nhưng hiện chưa ai có thể trả lời rành mạch, chính xác về các loại dược liệu, địa bàn trồng ra sao. Đất được giao để trồng dược liệu thì quy hoạch lôm nhôm, thậm chí còn để hoang hóa.
Ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế), cho biết công tác quản lý dược liệutrong năm qua đã có biến chuyển, sau khi có cảnh báo về tình trạng dược liệu rác vào bệnh viện (BV) và có quy định các dược liệu cung cấp vào BV phải có phiếu kiểm nghiệm lô, mẻ. Khoảng 1.400 tấn dược liệu nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nông sản trà trộn với dược liệu thật để làm thuốc; có dược liệu bỏ thêm chì (tam thất), gắn keo (sâm) để thêm nặng cân.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, trong số gần 7.000 mẫu dược liệu bị nghi ngờ về chất lượng được lấy kiểm nghiệm trong năm 2015, có 9 – 10% số mẫu không đạt chất lượng. “Nguy cơ dược liệu không có hoạt chất có thể gặp ở bất cứ loài nào, ví dụ như cam thảo, sâm. Khoảng 30 loại dược liệu đã từng bị phát hiện nhầm loài, đưa vào BV công”, ông Lâm cho hay. 



Đại diện một số doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu cũng tố cáo tình trạng giả mạo hồ sơ, giấy tờ giả nguồn gốc để cung ứng dược liệu vào BV. Cơ quan quản lý cần phối hợp cơ quan công an để xử lý nghiêm minh tình trạng này, vì dược liệu giả ảnh hưởng đến điều trị, tính mạng người bệnh.



Trong khi đó, TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Công ty Thiên Dược, cảnh báo về tình trạng dược liệu kém chất lượng đang được chuyển qua làm thực phẩm chức năng. Một số loại dược liệu làm thực phẩm chức năng khi xét nghiệm định tính thì có hoạt chất nhưng định lượng thì hầu như không có gì. Điển hình là 84 loại thực phẩm chức năng quảng bá làm từ trinh nữ hoàng cung nhưng 44 số mẫu qua kiểm tra không có hoạt chất này, còn lại thì có rất thấp. Việc này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng. “Có sản phẩm làm từ cây náng hoa trắng, quảng bá cho người bị u xơ trong khi đây là lá được dân gian thường dùng làm thuốc xoa bóp ngoài, chưa có nghiên cứu về độc tính trên người”, bà Trâm cho biết.
Các chuyên gia về dược liệu cũng khuyến cáo, cơ quan quản lý chưa chú trọng đến kiểm soát ô nhiễm kim loại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong dược liệu, vì bà con ta còn có thói quen sử dụng thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, việc sử dụng diêm sinh bảo quản cũng chưa giám sát về hàm lượng nồng độ. Đây là các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến chất lượng dược liệu còn bị bỏ ngỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết, thời gian tới Bộ Y tế sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật Dược 2016 và ban hành gần 10 thông tư để quản lý tốt hơn chất lượng dược liệu cũng như thuốc cổ truyền.


 

Liên Châu