24/01/2025

Mục vụ chăm sóc người khiếm thính của Giáo hội Tây Ban Nha

Madrid, Tây Ban Nha – Trong Giáo hội Công giáo, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ chính của phụng vụ. Các tín hữu đọc Kinh Tin Kính, hát Kinh Vinh danh ngợi khen Thiên Chúa, cúi đầu khi nghe linh mục đọc lời chúc lành cúôi Thánh lễ,… Nhưng đối với các tín hữu khiếm thính và bị điếc thì lại khác.

 Mục vụ chăm sóc người khiếm thính của Giáo hội Tây Ban Nha

 

 

Buổi cầu nguyện của người khiếm thính – AP

Madrid, Tây Ban Nha – Trong Giáo hội Công giáo, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ chính của phụng vụ. Các tín hữu đọc Kinh Tin Kính, hát Kinh Vinh danh ngợi khen Thiên Chúa, cúi đầu khi nghe linh mục đọc lời chúc lành cúôi Thánh lễ,… Nhưng đối với các tín hữu khiếm thính và bị điếc thì lại khác.

Cha Sergio Buiza, Giám đốc Mục vụ Người khiếm thính của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha cho biết nhiệm vụ của họ là “mang Tin Mừng đến với số người bao nhiêu có thể”, dĩ nhiên bao gồm người khiếm thính. Cha là một trong các linh mục cử hành Thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu tại một nhà thờ Công giáo ở Tây Ban Nha. Mỗi tuần cha dâng một Thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu tại Nhà thờ Chính toà Bilbao.

Tại Tây Ban Nha có khoảng 1 triệu người bị khiếm thính ở các mức độ khác nhau và bị mất thính giác hoàn toàn. Khoảng 1.250 người trong số họ tham dự Thánh lễ mỗi tuần tại một trong 24 nhà thờ nơi có Thánh lễ dành cho họ. Tại các giáo xứ có mục vụ dành cho người khiếm thính, có đầy đủ các hoạt động như Thánh lễ, giáo lý, các nhóm Kinh Thánh, cử hành hôn phối và xưng tội. Tuy nhiên, Cha Buiza cho biết, vấn đề lớn nhất chính là mỗi Giáo phận chỉ có một giáo xứ dành cho người khiếm thính, vì vậy những người này, trong đó có những người cao niên, phải di chuyển thật xa để đến nơi tham dự Thánh lễ.

Tháng 12 năm ngoái, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã thông báo một chương trình mới được phối hợp với Quỹ ONCE để gắn các vòng cảm ứng từ hay vòng nghe để giúp người khiếm thính. Các vòng này là những hệ thống âm thanh chuyển âm thanh thành một từ trường nhờ các máy trợ thính và các bộ xử lý cài đặt các “con ốc” (máy nghe nhỏ nhét vào tai) giúp nghe. Điều này ít nhất giúp cho những ai có những dụng cụ trợ thính như thế này có thể tham dự Thánh lễ đầy đủ hơn, nhưng nó không hữu ích đối với những người bị điếc hoàn toàn.

Giáo hội Tây Ban Nha đã hoạt động giúp cho các người khiếm thính từ hơn 50 năm nay. Có khoảng 173 người dấn thân chăm sóc mục vụ cho người khiếm điếc. Nhiều người trong số họ bị điếc hay khiếm thính, bao gồm 140 giáo dân và 21 linh mục. (CNA 08/09/2016)

 
 

Hồng Thuỷ