23/01/2025

Đổi mới nhưng không gây sốc

Sẽ có những thay đổi trong giáo dục để phù hợp với điều kiện thực tế cuộc sống bắt đầu từ năm học mới 2016 – 2017.

 

Đổi mới nhưng không gây sốc

Sẽ có những thay đổi trong giáo dục để phù hợp với điều kiện thực tế cuộc sống bắt đầu từ năm học mới 2016 – 2017.




Học sinh khắp nơi chuẩn bị bước vào khai giảng năm học mới  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Học sinh khắp nơi chuẩn bị bước vào khai giảng năm học mớiẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Giao quyền…
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ban hành chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học mới của ngành giáo dục. Trong đó có các nhiệm vụ: quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GD-ĐT trong cả nước, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo), ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh giao quyền tự chủ – tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục ĐH…
Một giải pháp hàng đầu mà Bộ xác định sẽ tiến hành để thực hiện các nhiệm vụ trên là rà soát, thay thế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật của ngành và liên quan đến ngành không còn phù hợp thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.


Chỉ thị cũng khẳng định sẽ tăng cường giao quyền chủ động cho các địa phương trong quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, sinh viên.
Tăng cường hậu kiểm
Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục là một trong số các giải pháp mà Bộ sẽ triển khai trong năm học này. Công tác khảo thí sẽ được thực hiện theo hướng đánh giá năng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và người học.
Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc hậu kiểm, kiểm định chất lượng các cơ sở, chương trình đào tạo, chú trọng kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó phân tầng, xếp hạng, quy hoạch lại mạng lưới, giao quyền tự chủ và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời tăng cường công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đổi mới nhưng không gây sốc - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Vẫn loay hoay với dạy và học ngoại ngữ

Chưa nói đến mong muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại VN, thực tế cho thấy để dạy tiếng Anh như môn ngoại ngữ bắt buộc theo mục tiêu mà Đề án 2020 đặt ra vẫn còn rất xa vời.


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết quan điểm của lãnh đạo bộ này về đổi mới thi, xét THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho năm 2017 và những năm kế tiếp theo hướng tuân thủ luật Giáo dục và luật Giáo dục ĐH. Theo ông Ga, điều đó có nghĩa tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đi liền với tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Việc đổi mới cũng sẽ đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, giảm áp lực thi cử, giảm chi phí xã hội, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và tuyển sinh, tiếp thu kinh nghiệm thế giới, có lộ trình và bước đi thích hợp, không gây sốc cho thí sinh và xã hội, tiến tới phương án thi, tuyển sinh ổn định, bền vững, thực hiện lâu dài.
Đổi mới nhưng không gây sốc - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Dự kiến thi THPT năm 2017 bằng bài thi tổng hợp

* Hai phương án tuyển sinh ĐH Theo nguồn tin của Thanh Niên, Bộ GD-ĐT đã dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để xin ý kiến góp ý.


Hiện tại tổ công tác của Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện phương án để đưa ra tham khảo ý kiến dư luận rộng rãi trong thời gian tới.
Liên quan tới vấn đề tăng quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong vấn đề tuyển sinh, ông Bùi Văn Ga cho rằng căn cứ vào tình hình xét tuyển năm nay, các cơ sở đào tạo cần có sự điều chỉnh thích hợp. Chẳng hạn như khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh, hầu hết các trường chỉ căn cứ vào năng lực tối đa đào tạo của trường mà chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Trong khi đó, thực tế cho thấy ngày nay vào đại học không còn là con đường lựa chọn duy nhất nữa và thị trường việc làm là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến sự lựa chọn của thí sinh.
Đổi mới nhưng không gây sốc - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Nhiều trường không tiếp tục tuyển sinh bổ sung

* Hạ điểm chuẩn nhiều ngành Hôm qua (31.8) là ngày cuối cùng các trường nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 1. Điểm đáng lưu ý là nhiều ngành điểm trúng tuyển đợt này giảm mạnh.


 

Tuệ Nguyễn – Quý Hiên