Giáo Hội Perù trước tình trạng bất ổn, nghèo đói và gian tham hối lộ trong nước
Ngày 28 tháng 7 vừa qua, Perù đã mừng kỷ niệm 195 năm độc lập. Nhân dịp này HĐGM đã công bố sứ điệp kêu gọi tín hữu và nhân dân toàn nước cùng nhau nỗ lực chiến đấu chống lại nạn bất an, nghèo túng và gian tham hối lộ lan tràn trong xã hội.
Giáo Hội Perù trước tình trạng bất ổn, nghèo đói và gian tham hối lộ trong nước
Ngày 28 tháng 7 vừa qua, Perù đã mừng kỷ niệm 195 năm độc lập. Nhân dịp này HĐGM đã công bố sứ điệp kêu gọi tín hữu và nhân dân toàn nước cùng nhau nỗ lực chiến đấu chống lại nạn bất an, nghèo túng và gian tham hối lộ lan tràn trong xã hội.
Trước đó trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 7, HĐGM Perù đã nhóm phiên khoáng đại trong thủ đô Lima và phân tích tình hình xã hội Perù. Trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, các Giám mục đã chia nhau đến dâng thánh lễ tại Nhà tù Castro di San Juan Lurigancho, Nhà tù Phụ nữ Santa Monica Chorrillos, Học viện Quốc gia Sức khoẻ Nhi đồng tại Brenha, và Nhà San Camillo ở Barrios Altos trong thủ đô Lima.
Perù rộng hơn 1.285.000 cây số vuông có hơn 31,2 triệu dân, 81,3% theo Công giáo, 12,5% theo Tin Lành, 3,3% theo các hệ phái Tin Lành khác hay Do Thái giáo, và có 2,9% không theo tôn giáo nào. Các truyền thống tôn giáo Mỹ thổ dân cũng nắm giữ vai trò lớn trong cuộc sống đức tin tại Perù. Các lễ như lễ Mình Thánh Chúa và Giáng Sinh hay Phục Sinh của Công giáo được cử hành mang sắc thái các truyền thống Mỹ thổ dân. Các lễ Mỹ thổ dân đã được cử hành từ thời tiền Colombiano cũng phổ biến khắp nước. Chẳng hạn lễ Inti Raymi, là lễ hội cổ của dân tộc Inca, vẫn còn được cử hành ngày nay. Đa số các thành phố và làng mạc đều có các nhà thờ và các thánh bổn mạng riêng.
Perù là một quốc gia đa chủng tộc gồm nhiều nhóm dân giao thoa nhau từ hơn 5 thế kỷ qua. Các thổ dân Mỹ đã sống trên vùng đất này từ nhiều ngàn năm nay, trước khi người Tây Ban Nha đánh chiếm biến thành thuộc địa hồi thế kỷ XVI. Theo sử gia David Cook, số thổ dân từ 5 tới 9 triệu người hồi năm 1520 giảm xuống chỉ còn 600.000 người hồi năm 1620, vì các bệnh dịch do người da trắng thuộc địa đem tới. Trong thời thuộc địa có nhiều người Tây Ban Nha và Phi châu tìm tới Perù. Sau đó các chủng tộc trộn lẫn với các thổ dân. Sau khi Perù được độc lập hồi năm 1824 có các làn sóng di cư từ Anh quốc, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha. Vào thập niên 1850 có thêm người Nhật sang thay thế các công nhân nô lệ và từ đó họ trở thành tầng lớp có ảnh hưởng lớn trong xã hội Perù.
** Theo kết quả cuộc điều tra hệ di truyền công bố năm 2015, có 79,1% dân Perù gốc thổ dân Mỹ, 19,8% gốc Âu châu và 1,1% gốc Phi châu nam sa mạc Sahara.
Vì là một dân tộc tạp chủng nên người Perù cũng nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 1993, các thứ tiếng Tây Ban Nha, Quechua, Aymara và nhiều tiếng thổ dân khác được công nhận là các ngôn ngữ chính thức của Perù. Trên tổng số dân có 84,1% nói tiếng Tây Ban Nha, 13% nói tiếng Quechua, 1,7% nói tiếng Aymara và 1,7% nói các thứ tiếng khác. Tây Ban Nha là ngôn ngữ được chính quyền sử dụng và là ngôn ngữ của giới truyền thông và các hệ thống giáp dục và thương mại. Trong khi các thổ dân sống trên các vùng núi Ande và các vùng cao nguyên nói tiếng Quechua và Aymara. Hai chủng tộc này khác với các nhóm chủng tộc sống trong vùng tây dãy Ande và trong các vùng đồng bằng nhiệt đới gần vùng Amazzonia.
Perù có người ở từ năm 9.000 trước công nguyên và trong nhiều ngàn năm đã có các nền văn hoá tiền Colombiano thống trị. Cổ xưa nhất là nền văn hoá Norte Chico giữa các năm 3.000 tới 1.800 trước công nguyên. Tiếp đến là nền văn hoá Chavin giữa các năm 1.500 tới 300 trước công nguyên. Sau khi nền văn hoá Chavin tàn lụi, có nhiều nền văn hoá khác thay nhau chào đời như Paracas, Nazca, Warri, Chimu và Mochica. Nền văn hoá Chimu phát triển giữa các năm 1.150 tới 1.450 sau công nguyên. Người Chimu rất giỏi trong việc xây các thành phố tiền Inca. Trong khi người Mochica rất thành thạo trong kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền, làm đồ gốm và chế các dụng cụ bằng thép. Còn nền văn hoá Tiahuanaco và Wari phát triển nghệ thuật phát triển các thành phố và hệ thống quốc gia giữa các năm 500 tới 1.000 sau công nguyên.
Vào thế kỷ XV, nền văn hoá Inca thắng thế và thành lập một đế quốc rộng lớn. Nhưng sau đó các thổ dân Mỹ Latinh bị người Tây Ban Nha đô hộ khai thác bóc lột và bị tàn sát bởi chiến tranh, dịch tễ và các tật bệnh do người da trắng đem tới. Vào tiền bán thế kỷ XIX, người Tây Ban Nha mất quyền bính bên Âu châu, chiến tranh độc lập bùng nổ ở Bắc Mỹ, và các cuộc nổi dậy của thổ dân đã góp phần tạo ra các tư tưởng thoát ly dẫn đưa Perù tới nền độc lập năm 1824. Sau đó đã xảy ra các cuộc nội chiến tranh giành quyền bính, các cuộc đảo chính, các vụ nổi loạn của nông dân như Phong trào Con đường sáng. Năm 1990, Alberto Fujimori lên nắm quyền, nhưng các nhóm phiến quân liên tục áp dụng chiến tranh du kích khiến cho tình hình rất bất ổn. Năm 1995, Perù và Ecuador lâm chiến vì vấn đề biên giới. Năm 2000, Tổng thống Fujimori từ chức và sống lưu vong. Trong cuộc bỏ phiếu ngày mồng 5 tháng 6 năm nay, ông Pedro Pablo Kuczynski đã thắng cử, chỉ hơn bà Keiko Fujimori 0,33% tổng số phiếu.
** Sau phiên họp khoáng đại trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 7, các Giám mục Perù đã công bố sứ điệp gửi tín hữu và nhân dân toàn nước. Mở đầu sứ điệp, các Giám mục Perù bày tỏ vui mừng vì đất nước đã có tân chính quyền dân chủ của Tổng thống Pedrro Pablo Kuczynski được bầu lên hồi tháng 6 vừa qua. Các vị hy vọng tân chính quyền sẽ hướng dẫn đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm tới đây cho tới ngày mừng 200 năm độc lập, bằng cách tái khẳng định đặc tính Perù của đất nước. Người dân Perù đã tham gia cuộc bầu cử dân chủ năm nay đặt để nhiều hy vọng vào tân chính quyền và Quốc hội, và họ cầu mong các cơ cấu quốc gia có thể đưa ra các câu trả lời thận trọng, hiệu quả và mau chóng giúp loại trừ các sự dữ như các bóng tối đang đè nặng trên cuộc sống của toàn dân: đó là sự bất an, nạn nghèo túng và nạn gian tham hối lộ.
Chắc chắn là khi trái tim con người tìm ra và theo đuổi các lý tưởng của công ích, tôn trọng và liên đới, thì các dân tộc sẽ thay đổi. Nhưng đồng thời, các luật lệ, các cơ cấu và tổ chức cũng quan trọng, vì chúng trợ giúp các lý tưởng đó đâm rễ sâu và lớn lên trong cuộc sống thường ngày. Người dân Perù có thể đạt được các điều đó. Trong bối cảnh này ơn đức tin Kitô đâm rễ sâu trong căn tính quốc gia là sức mạnh to lớn nhất có thể hướng dẫn sự thay đổi và biến cải của từng người và từng dân tộc. Sứ điệp của Chúa Kitô sống động trong Tin Mừng dạy cho chúng ta biết tột đỉnh luân lý của con người khi công bố rằng “đừng làm cho người khác điều con không muốn người khác làm cho con” hay “hãy đối xử với tha nhân như con muốn họ đối xử với con như vậy”.
Trong năm kỷ niệm này, chúng ta không thể quên các giá trị nền tảng như “tôn trọng sự sống, từ lúc được thụ thai cho tới khi chết tự nhiên; bảo vệ gia đình như nền tảng của xã hội, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ; tôn trọng công lý và bênh vực các quyền lợi của những người dễ bị tổn thương nhất; biết sống liêm chính và bảo vệ thiên nhiên môi sinh là căn nhà chung của chúng ta, tất cả là một thách đố đối với từng người dân và với chính quyền Perù của chúng ta.
** Tiếp tục sứ điệp, các Giám mục Perù đưa ra lời kêu gọi giới lãnh đạo và mọi đảng phái và phong trào chính trị cùng nhau làm việc trong hài hoà cho thiện ích của đất nước và trong sự tôn trọng nền dân chủ. Chúng ta hãnh diện hát trong quốc ca rằng: “Chúng ta luôn luôn là những người tự do” bằng cách nhớ rằng chúng ta gặp gỡ sự tự do đích thực “trong việc phục vụ nhau” như tông đồ Phaolô đã nói. Trong chân trời này của niềm hy vọng chúng tôi khích lệ dân nước Perù với các lời của ĐTC Phanxicô: “Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái xây dựng, không mệt mỏi, các con đường của sự hiệp thông; xây các cây cầu của sự hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách. Chúng tôi mời gọi mọi người dân Perù dâng lên Thiên Chúa, là Chúa của lịch sử, các lời cầu nguyện cho mọi người có nhiệm vụ hướng dẫn số phận của dân nước Perù. Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta tất cả sư khôn ngoan để là những người xây dựng hoà bình và gieo vãi lòng thương xót.
Trong thời gian qua, ĐC Angel Francisco Simon Piorno, GM Chimbote, cũng đã kêu gọi phe ùng hộ bà Fujimori biết nghĩ đến thiện ích của dân nước và đừng gây chướng ngại cho tân chính quyền. ĐC khẳng định đây là lúc phải nghĩ đến tiền đồ dân tộc, phát triền đầu tư quốc nội và nước ngoài để tạo công ăn việc làm cho dân, vì nạn thất nghiệp quá cao. Ngoài ra tổntg thống tân cử có nhiệm vụ vãn hồi hoà bình trong nước, vì nạn tội pham do các băng đảng có tổ chức và bầu khí bạo lực qúa cao. Bên canh đó còn có nạn gian tham hối lộ.
Hồi thượng tuần tháng 6, ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima, đã chủ sự thánh lễ kết thúc “Tuần Di cư và Gia đình Toàn quốc” về đề tài “Nguời di cư, dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa”. Mục đích tuần này là để gây ý thức cho mọi người về vấn đề di cư tỵ nạn và nạn buôn người, cũng như thăng tiến việc phối hợp giữa các cơ cấu chính quyền và xã hội dân sự trong các vùng biên giới để che chở người di cư và gia đình họ.
Ngoài ra còn có vấn đề ngăn chặn tệ nạn lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề cung cấp nền giáo dục cho trẻ em và giới trẻ có nguy cơ bỏ học.
(SD 2-8-2016)
Trước đó trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 7, HĐGM Perù đã nhóm phiên khoáng đại trong thủ đô Lima và phân tích tình hình xã hội Perù. Trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, các Giám mục đã chia nhau đến dâng thánh lễ tại Nhà tù Castro di San Juan Lurigancho, Nhà tù Phụ nữ Santa Monica Chorrillos, Học viện Quốc gia Sức khoẻ Nhi đồng tại Brenha, và Nhà San Camillo ở Barrios Altos trong thủ đô Lima.
Perù rộng hơn 1.285.000 cây số vuông có hơn 31,2 triệu dân, 81,3% theo Công giáo, 12,5% theo Tin Lành, 3,3% theo các hệ phái Tin Lành khác hay Do Thái giáo, và có 2,9% không theo tôn giáo nào. Các truyền thống tôn giáo Mỹ thổ dân cũng nắm giữ vai trò lớn trong cuộc sống đức tin tại Perù. Các lễ như lễ Mình Thánh Chúa và Giáng Sinh hay Phục Sinh của Công giáo được cử hành mang sắc thái các truyền thống Mỹ thổ dân. Các lễ Mỹ thổ dân đã được cử hành từ thời tiền Colombiano cũng phổ biến khắp nước. Chẳng hạn lễ Inti Raymi, là lễ hội cổ của dân tộc Inca, vẫn còn được cử hành ngày nay. Đa số các thành phố và làng mạc đều có các nhà thờ và các thánh bổn mạng riêng.
Perù là một quốc gia đa chủng tộc gồm nhiều nhóm dân giao thoa nhau từ hơn 5 thế kỷ qua. Các thổ dân Mỹ đã sống trên vùng đất này từ nhiều ngàn năm nay, trước khi người Tây Ban Nha đánh chiếm biến thành thuộc địa hồi thế kỷ XVI. Theo sử gia David Cook, số thổ dân từ 5 tới 9 triệu người hồi năm 1520 giảm xuống chỉ còn 600.000 người hồi năm 1620, vì các bệnh dịch do người da trắng thuộc địa đem tới. Trong thời thuộc địa có nhiều người Tây Ban Nha và Phi châu tìm tới Perù. Sau đó các chủng tộc trộn lẫn với các thổ dân. Sau khi Perù được độc lập hồi năm 1824 có các làn sóng di cư từ Anh quốc, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha. Vào thập niên 1850 có thêm người Nhật sang thay thế các công nhân nô lệ và từ đó họ trở thành tầng lớp có ảnh hưởng lớn trong xã hội Perù.
** Theo kết quả cuộc điều tra hệ di truyền công bố năm 2015, có 79,1% dân Perù gốc thổ dân Mỹ, 19,8% gốc Âu châu và 1,1% gốc Phi châu nam sa mạc Sahara.
Vì là một dân tộc tạp chủng nên người Perù cũng nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 1993, các thứ tiếng Tây Ban Nha, Quechua, Aymara và nhiều tiếng thổ dân khác được công nhận là các ngôn ngữ chính thức của Perù. Trên tổng số dân có 84,1% nói tiếng Tây Ban Nha, 13% nói tiếng Quechua, 1,7% nói tiếng Aymara và 1,7% nói các thứ tiếng khác. Tây Ban Nha là ngôn ngữ được chính quyền sử dụng và là ngôn ngữ của giới truyền thông và các hệ thống giáp dục và thương mại. Trong khi các thổ dân sống trên các vùng núi Ande và các vùng cao nguyên nói tiếng Quechua và Aymara. Hai chủng tộc này khác với các nhóm chủng tộc sống trong vùng tây dãy Ande và trong các vùng đồng bằng nhiệt đới gần vùng Amazzonia.
Perù có người ở từ năm 9.000 trước công nguyên và trong nhiều ngàn năm đã có các nền văn hoá tiền Colombiano thống trị. Cổ xưa nhất là nền văn hoá Norte Chico giữa các năm 3.000 tới 1.800 trước công nguyên. Tiếp đến là nền văn hoá Chavin giữa các năm 1.500 tới 300 trước công nguyên. Sau khi nền văn hoá Chavin tàn lụi, có nhiều nền văn hoá khác thay nhau chào đời như Paracas, Nazca, Warri, Chimu và Mochica. Nền văn hoá Chimu phát triển giữa các năm 1.150 tới 1.450 sau công nguyên. Người Chimu rất giỏi trong việc xây các thành phố tiền Inca. Trong khi người Mochica rất thành thạo trong kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền, làm đồ gốm và chế các dụng cụ bằng thép. Còn nền văn hoá Tiahuanaco và Wari phát triển nghệ thuật phát triển các thành phố và hệ thống quốc gia giữa các năm 500 tới 1.000 sau công nguyên.
Vào thế kỷ XV, nền văn hoá Inca thắng thế và thành lập một đế quốc rộng lớn. Nhưng sau đó các thổ dân Mỹ Latinh bị người Tây Ban Nha đô hộ khai thác bóc lột và bị tàn sát bởi chiến tranh, dịch tễ và các tật bệnh do người da trắng đem tới. Vào tiền bán thế kỷ XIX, người Tây Ban Nha mất quyền bính bên Âu châu, chiến tranh độc lập bùng nổ ở Bắc Mỹ, và các cuộc nổi dậy của thổ dân đã góp phần tạo ra các tư tưởng thoát ly dẫn đưa Perù tới nền độc lập năm 1824. Sau đó đã xảy ra các cuộc nội chiến tranh giành quyền bính, các cuộc đảo chính, các vụ nổi loạn của nông dân như Phong trào Con đường sáng. Năm 1990, Alberto Fujimori lên nắm quyền, nhưng các nhóm phiến quân liên tục áp dụng chiến tranh du kích khiến cho tình hình rất bất ổn. Năm 1995, Perù và Ecuador lâm chiến vì vấn đề biên giới. Năm 2000, Tổng thống Fujimori từ chức và sống lưu vong. Trong cuộc bỏ phiếu ngày mồng 5 tháng 6 năm nay, ông Pedro Pablo Kuczynski đã thắng cử, chỉ hơn bà Keiko Fujimori 0,33% tổng số phiếu.
** Sau phiên họp khoáng đại trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 7, các Giám mục Perù đã công bố sứ điệp gửi tín hữu và nhân dân toàn nước. Mở đầu sứ điệp, các Giám mục Perù bày tỏ vui mừng vì đất nước đã có tân chính quyền dân chủ của Tổng thống Pedrro Pablo Kuczynski được bầu lên hồi tháng 6 vừa qua. Các vị hy vọng tân chính quyền sẽ hướng dẫn đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm tới đây cho tới ngày mừng 200 năm độc lập, bằng cách tái khẳng định đặc tính Perù của đất nước. Người dân Perù đã tham gia cuộc bầu cử dân chủ năm nay đặt để nhiều hy vọng vào tân chính quyền và Quốc hội, và họ cầu mong các cơ cấu quốc gia có thể đưa ra các câu trả lời thận trọng, hiệu quả và mau chóng giúp loại trừ các sự dữ như các bóng tối đang đè nặng trên cuộc sống của toàn dân: đó là sự bất an, nạn nghèo túng và nạn gian tham hối lộ.
Chắc chắn là khi trái tim con người tìm ra và theo đuổi các lý tưởng của công ích, tôn trọng và liên đới, thì các dân tộc sẽ thay đổi. Nhưng đồng thời, các luật lệ, các cơ cấu và tổ chức cũng quan trọng, vì chúng trợ giúp các lý tưởng đó đâm rễ sâu và lớn lên trong cuộc sống thường ngày. Người dân Perù có thể đạt được các điều đó. Trong bối cảnh này ơn đức tin Kitô đâm rễ sâu trong căn tính quốc gia là sức mạnh to lớn nhất có thể hướng dẫn sự thay đổi và biến cải của từng người và từng dân tộc. Sứ điệp của Chúa Kitô sống động trong Tin Mừng dạy cho chúng ta biết tột đỉnh luân lý của con người khi công bố rằng “đừng làm cho người khác điều con không muốn người khác làm cho con” hay “hãy đối xử với tha nhân như con muốn họ đối xử với con như vậy”.
Trong năm kỷ niệm này, chúng ta không thể quên các giá trị nền tảng như “tôn trọng sự sống, từ lúc được thụ thai cho tới khi chết tự nhiên; bảo vệ gia đình như nền tảng của xã hội, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ; tôn trọng công lý và bênh vực các quyền lợi của những người dễ bị tổn thương nhất; biết sống liêm chính và bảo vệ thiên nhiên môi sinh là căn nhà chung của chúng ta, tất cả là một thách đố đối với từng người dân và với chính quyền Perù của chúng ta.
** Tiếp tục sứ điệp, các Giám mục Perù đưa ra lời kêu gọi giới lãnh đạo và mọi đảng phái và phong trào chính trị cùng nhau làm việc trong hài hoà cho thiện ích của đất nước và trong sự tôn trọng nền dân chủ. Chúng ta hãnh diện hát trong quốc ca rằng: “Chúng ta luôn luôn là những người tự do” bằng cách nhớ rằng chúng ta gặp gỡ sự tự do đích thực “trong việc phục vụ nhau” như tông đồ Phaolô đã nói. Trong chân trời này của niềm hy vọng chúng tôi khích lệ dân nước Perù với các lời của ĐTC Phanxicô: “Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái xây dựng, không mệt mỏi, các con đường của sự hiệp thông; xây các cây cầu của sự hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách. Chúng tôi mời gọi mọi người dân Perù dâng lên Thiên Chúa, là Chúa của lịch sử, các lời cầu nguyện cho mọi người có nhiệm vụ hướng dẫn số phận của dân nước Perù. Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta tất cả sư khôn ngoan để là những người xây dựng hoà bình và gieo vãi lòng thương xót.
Trong thời gian qua, ĐC Angel Francisco Simon Piorno, GM Chimbote, cũng đã kêu gọi phe ùng hộ bà Fujimori biết nghĩ đến thiện ích của dân nước và đừng gây chướng ngại cho tân chính quyền. ĐC khẳng định đây là lúc phải nghĩ đến tiền đồ dân tộc, phát triền đầu tư quốc nội và nước ngoài để tạo công ăn việc làm cho dân, vì nạn thất nghiệp quá cao. Ngoài ra tổntg thống tân cử có nhiệm vụ vãn hồi hoà bình trong nước, vì nạn tội pham do các băng đảng có tổ chức và bầu khí bạo lực qúa cao. Bên canh đó còn có nạn gian tham hối lộ.
Hồi thượng tuần tháng 6, ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima, đã chủ sự thánh lễ kết thúc “Tuần Di cư và Gia đình Toàn quốc” về đề tài “Nguời di cư, dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa”. Mục đích tuần này là để gây ý thức cho mọi người về vấn đề di cư tỵ nạn và nạn buôn người, cũng như thăng tiến việc phối hợp giữa các cơ cấu chính quyền và xã hội dân sự trong các vùng biên giới để che chở người di cư và gia đình họ.
Ngoài ra còn có vấn đề ngăn chặn tệ nạn lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề cung cấp nền giáo dục cho trẻ em và giới trẻ có nguy cơ bỏ học.
(SD 2-8-2016)
Linh Tiến Khải