23/01/2025

Chỉ khen không phải đã tốt

Đánh giá học sinh tiểu học cần khen là đúng nhưng cũng cần phê bình để tiến bộ hơn.

 

Chỉ khen không phải đã tốt

Đánh giá học sinh tiểu học cần khen là đúng nhưng cũng cần phê bình để tiến bộ hơn.




Đánh giá học sinh tiểu học cũng cần có lời chê  /// ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đánh giá học sinh tiểu học cũng cần có lời chêẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Bộ GD-ĐT đang nhận các ý kiến góp ý để sửa Thông tư 30 về đánh giá học sinh (HS) tiểu học, ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy nhiều ý kiến đồng thuận với tinh thần đổi mới đánh giá nhưng vẫn đòi hỏi việc làm này phải đồng bộ hơn.
Đánh giá đúng chứ không cần tâng bốc
Thông tư 30 hiện coi việc khen HS là một cách để động viên, khích lệ học trò nên yêu cầu giáo viên tích cực khen HS. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng HS cần khen nhưng cũng cần cả những lời phê bình xác đáng kèm theo gợi mở để HS tiến bộ hơn, chứ HS ở lứa tuổi nào thì cũng không nên và không cần những lời nhận xét… tâng bốc.
Khen nhiều quá cũng khiến lời khen trở nên “nhàm” và dễ lặp đi lặp lại trong cả năm học, khiến người khen cũng giảm hứng thú. PGS Nguyễn Hữu Hợp, Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đề nghị: “Chỉ khen HS cuối năm học, nhà trường chỉ tặng giấy khen cho những trường hợp thật đặc biệt, những em tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện. Trong tiết chào cờ cuối học kỳ, cuối năm học, nhà trường nêu tên tuyên dương những em tiến bộ nhất trong học tập, rèn luyện ở từng lớp… Đây phải là những gương HS để các em khác noi theo. Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng từng phụ huynh để trao đổi về việc học tập, rèn luyện của trẻ, từ đó, cùng nhau phối hợp giúp trẻ tiến bộ”.
Chỉ khen không phải đã tốt - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Sửa Thông tư 30 để không làm khó giáo viên

Đánh giá những mặt tích cực góp phần thay đổi cách thức đánh giá đối với học sinh (HS) tiểu học theo Thông tư 30 nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc thực hiện, đánh giá thường xuyên giáo viên còn gặp khó khăn, sĩ số lớp học vượt quá quy định.


Tiến sĩ Chu Cẩm Thơ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chỉ ra rằng lâu nay chúng ta chỉ quen khen HS chăm học và học giỏi, thích học toán, văn và dành mọi thời gian để đứa trẻ ấy ngồi vào bàn học, mà quên rằng việc quan trọng không kém là những đứa trẻ ấy cũng cần có thời gian rèn luyện sức khỏe, đọc sách, học cách sống, tự phục vụ, và cả quan tâm đến người khác. Do vậy, bà Thơ đề nghị việc đánh giá phải toàn diện hơn và vẫn cần chê, chê cả những đứa trẻ lười vận động, chê cả những đứa trẻ lười làm việc, chê cả những đứa trẻ chưa biết tự phục vụ bản thân…, để chúng nó thấy còn nhiều thứ phải học lắm.
Bà Thơ nêu quan điểm: “Thay đổi một cách đánh giá, việc nhỏ mà không nhỏ. Vì chẳng thể nào chỉ cần giáo viên hay nhà trường làm mà được. Cả chúng ta, cha mẹ các em, những người kỳ vọng vào sự tiến bộ của xã hội, bắt đầu từ việc đào tạo những lớp người mới, thay đổi những quan niệm, cách làm cũ. Với trẻ em, giai đoạn tiểu học, giáo dục không phải để chọn ra người giỏi nhất mà làm cho các em có cơ hội, có môi trường để trở thành chính mình giỏi nhất”.


Điểm số không có lỗi
Ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường – School@net, góp ý: “Cái sai đầu tiên của những người viết thông tư là coi điểm số là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, dẫn đến sự ganh đua của HS, học tập căng thẳng, nên phải bỏ việc cho điểm bằng số. Trong khi nguyên nhân của sự ganh đua (nếu có) là việc sắp xếp, so sánh, thi đua của HS mà nhà trường, giáo viên, các cấp quản lý là những người thực hiện, không liên quan gì đến điểm số”.
Chỉ ra những điểm yếu về đánh giá trước khi có thông tư như: công khai đánh giá, xếp hạng HS trong lớp, quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ HS chưa thật tốt và chưa có quy trình chuẩn… Ông Hà cho rằng vẫn cần cho điểm, tuy nhiên tuyệt đối không công khai đánh giá này cho toàn lớp học, không xếp thứ hạng HS trong lớp học. Giáo viên phải tiếp xúc với từng cha mẹ HS để thông báo kết quả học tập của con, để cha mẹ biết và định hướng cho con mình, không công khai kết quả của mỗi HS trước lớp…
Chỉ khen không phải đã tốt - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Vì sao bỏ chấm điểm vẫn bị kêu khó?

Nhận xét về Thông tư 30 sau 2 năm học triển khai đại trà, ý kiến của các nhà khoa học đánh giá cao về mặt chủ trương nhưng đề nghị phải đảm bảo các điều kiện đi kèm, trong đó chương trình phải thay đổi.


Một giáo viên Trường tiểu học Quang Trung, Q.Đống Đa, Hà Nội, cho rằng trong cấp tiểu học thì cũng nên có mức độ yêu cầu rõ hơn ở từng lứa tuổi. Chẳng hạn HS lớp 1 khác lớp 3 và lớp 3 phải khác lớp 5. Lớp 1 thì cần khen nhiều, động viên là chính nhưng lên các lớp cao hơn thì phải nghiêm khắc hơn, nhận xét định lượng nhiều hơn.

 

Tuệ Nguyễn