23/12/2024

Quá nản chuyện đạo nhạc

Đã có rất nhiều bản nhạc Việt bị cho là đạo nhạc, mà gần đây nổi cộm là những sáng tác của Sơn Tùng M-TP. Thế nhưng, sau một thời gian ồn ào, cuối cùng tất cả đều rơi vào im lặng, khiến nhiều người tâm huyết với nền âm nhạc Việt nản lòng.

 

Quá nản chuyện đạo nhạc

Đã có rất nhiều bản nhạc Việt bị cho là đạo nhạc, mà gần đây nổi cộm là những sáng tác của Sơn Tùng M-TP. Thế nhưng, sau một thời gian ồn ào, cuối cùng tất cả đều rơi vào im lặng, khiến nhiều người tâm huyết với nền âm nhạc Việt nản lòng.




Sơn Tùng M-TP trong buổi biểu diễn ra mắt MV 'Chúng ta không thuộc về nhau' /// Ảnh: Wepro

 

Sơn Tùng M-TP trong buổi biểu diễn ra mắt MV ‘Chúng ta không thuộc về nhau’ẢNH: WEPRO

Mới đây nhất là trường hợp ca khúc Chúng ta không thuộc về nhau của Sơn Tùng M-TP. MV ca khúc này ngay khi vừa tung ra đã bị cộng đồng mạng phản ánh về sự giống nhau từ hình ảnh MV cho đến âm nhạc với nhiều sản phẩm nước ngoài khác, trong đó có bản We don’t talk anymore (của Charlie Puth).
Một vài ngày sau ồn ào này, fanpage có tên Heyder, được cho là của DJ thực hiện bản remix We don’t talk anymore Heyder Eliyev, đã chia sẻ MV trên của Sơn Tùng M-TP với bình luận: “Ca khúc VN này khá tương đồng bản remix của tôi”.
“Có nói cũng chẳng giải quyết được gì”
Nhạc sĩ h âm phối khí Q.N nhìn nhận: So với We don’t talk anymore, Chúng ta không thuộc về nhau giống cả vòng hoà âm, bố cục cấu trúc đến cách phát triển từ nhẹ lên mạnh như thế thì xác suất đạo nhạc gần như chạm ngưỡng 90%”.
Nhạc sĩ Phạm Hải Âu khẳng định: “MV Chúng ta không thuộc về nhau không chỉ vay mượn trong sáng tác, mà cả hình ảnh, vũ đạo…, tất cả cho thấy việc vay mượn ở đây có tổ chức và tính toán rất kỹ của một ê kíp, chứ không riêng Sơn Tùng”.
Tuy vậy, khi PV Thanh Niên tiếp tục đặt câu hỏi với mục đích làm rõ hơn việc giống nhau mức độ nào thì được cho là đạo nhạc và có hay không việc đạo nhạc ở ca khúc Chúng ta không thuộc về nhau, nhiều nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc dày dạn kinh nghiệm đã từ chối trả lời, kèm theo là tiếng thở dài thể hiện sự chán nản, mệt mỏi. Những lý do họ đưa ra khá giống nhau: không muốn lên tiếng vì lên tiếng chỉ góp phần quảng bá cho một sản phẩm đạo nhạc; thời điểm này chưa phù hợp để nói và nếu nói thì sẽ là câu chuyện dài mà khó có kết thúc thỏa đáng; chẳng liên quan đến mình thì nói làm gì để bị mang tiếng ăn theo sự ồn ào và bị fan của người ta quấy rối, có nói cũng chẳng giải quyết được vì không có quy định cụ thể nào để biết một ca khúc có đạo nhạc hay không, trừ khi có ai kiện…
Quá nản chuyện đạo nhạc1

Hàng ngàn khán giả đội mưa xem Sơn Tùng M-TP biểu diễn ra mắt MV

Còn nhớ cuối năm 2014, khi ca khúc Chắc ai đó sẽ về (thuộc nhạc phim Chàng trai năm ấy) của Sơn Tùng bị dính nghi án đạo nhạc của Hàn Quốc, đại diện đơn vị sản xuất bộ phim, cũng là người quản lý Sơn Tùng, đã chủ động đề nghị Cục Bản quyền tác giả thẩm định ca khúc. Trong khi kết luận của hội đồng thẩm định (gồm những nhạc sĩ tên tuổi) khẳng định là Sơn Tùng đạo nhạc, thì phía Sơn Tùng… xin được giấy xác nhận từ phía Hàn Quốc, rằng “tuy có sự tương đồng về quy trình lập trình, giai điệu… nhưng chúng tôi không xem đây là ăn cắp bản quyền”. Cuối cùng bài hát vẫn được lưu hành, với điều kiện phải thay phần nhạc nền. Có lẽ chính “chiến thắng” này đã khiến những người làm nghề nản lòng và không muốn nói đến nữa khi nghi án đạo nhạc lại tiếp diễn.
Ai đứng ra thẩm định và xử lý ?
Hơn 10 năm trước, từng có nhạc sĩ nổi tiếng bị phát hiện đạo nhạc. Ông đã thừa nhận điều này trong buổi làm việc với Hội Âm nhạc TP.HCM. Sau đó, ông đã xin lỗi người nghe và dù không có một “án phạt” nào được đưa ra nhưng ông đã gần như “ở ẩn” suốt thời gian dài sau đó.
Hiện nay, việc xử lý các nghi vấn đạo nhạc vẫn chỉ bó hẹp trong phạm vi từng ca khúc, nghệ sĩ, chương trình cụ thể có liên quan. Chẳng hạn, trong chương trình Bài hát Việt 2008, khi ca khúc đoạt giải của Minh Vương bị phát hiện đạo nhạc, thì hội đồng nghệ thuật của chương trình đã vào cuộc và cuối cùng quyết định rút giải thưởng. Tại chương trình Bài hát yêu thích 2014, 3 ca khúc của Sơn Tùng M-TP (Cơn mưa ngang qua, Đừng về trễ, Em của ngày hôm qua) cũng từng bị rút khỏi bảng xếp hạng do dính nghi án đạo nhạc.
Với trường hợp Chúng ta không thuộc về nhau, nhạc sĩ Phạm Hải Âu cho rằng: “Có thể ban đầu Tùng chưa nghĩ sâu xa khi thấy bài mình hot hơn sau khi dính nghi án, nhưng một khi việc làm đó của Tùng tái diễn, ngày càng tinh vi, lại được nhiều người hỗ trợ, được fan ủng hộ… thì tôi cho rằng đó là việc làm lệch lạc trong âm nhạc, đáng bị lên án chứ không nên dung dưỡng, không thể im lặng chờ bị kiện mới thẩm định, xử lý”.
Nhạc sĩ Hoài An cho biết việc tôn trọng bản quyền hiện nay vẫn chủ yếu nằm ở ý thức tự giác của người nghệ sĩ và sự tự trọng nghề nghiệp. Vi phạm hay không, xử lý như thế nào lại là việc của các cơ quan quản lý nhà nước. Và anh mong mỏi “những phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng hay giới truyền thông trước một hành vi bị cho là vi phạm nào đó sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước chú ý hơn và vào cuộc để xử lý”. Cùng quan điểm đó, nhạc sĩ Thanh Tâm cho rằng: “Với những trường hợp vướng nghi án đạo nhạc, bị dư luận lẫn người làm nghề phản ánh từ mạng xã hội hay báo chí, tôi nghĩ cơ quan quản lý văn h cần hợp tác với những nhà chuyên môn, với hiệp hội nghề nghiệp để đưa ra quyết định xử lý phù hợp, thích đáng”.
Tuy nhiên, ở góc độ hội nghề nghiệp, Phó chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, cho biết: “Chúng tôi chỉ xử lý những nghi vấn đạo nhạc đối với nhạc sĩ là hội viên của hội. Nếu tác giả không là hội viên, thì khi các cơ quan chức năng phối hợp yêu cầu để thẩm định một ca khúc có đạo hay không, chúng tôi mới vào cuộc với vai trò là hội đồng thẩm định chuyên môn”.
Cần có quy định cụ thể hơn
Luật sư Đặng Hữu Trí, Trưởng văn phòng luật sư Hữu Trí (TP.HCM) cho rằng theo khoản 5 điều 28 luật Sở hữu trí tuệ, việc sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nhưng vì âm nhạc là loại hình nghệ thuật tương đối đặc biệt, đòi hỏi tổ chức xã hội nghề nghiệp ngành âm nhạc phải quy định cụ thể hơn, như sửa chữa cắt xén như thế nào đối với một tác phẩm âm nhạc mới gọi là xâm phạm quyền tác giả, để từ đó có cơ sở giúp các cơ quan hữu quan, cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong biện pháp xử lý và chế tài.

 

Nguyên Vân