23/01/2025

Tránh ngứa trên đầu lại gãi dưới chân

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dùng cách nói mộc mạc này để nhắc nhở việc giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

 

Tránh ngứa trên đầu lại gãi dưới chân

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dùng cách nói mộc mạc này để nhắc nhở việc giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

 

 

 

 

Tránh ngứa trên đầu lại gãi dưới chân
Các đại biểu ở đầu cầu TP.HCM trao đổi tại hội nghị – Ảnh: Duyên Phan
“Cần dạy cho học sinh yêu lịch sử dân tộc. Hiện nay nhiều học sinh không nhớ chút nào về lịch sử, đó là điều chúng ta cần đi tìm nguyên nhân và khắc phục

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học mới vào ngày 5-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra hàng loạt những vấn đề “vênh” giữa quy mô, số lượng và chất lượng: giáo dục nghề nghiệp còn chưa gắn với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường không tìm được việc làm.

Thống kê các kỳ họp HĐND, Quốc hội nêu con số trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp ĐH thiếu việc làm, trong khi doanh nghiệp thì thiếu nhân lực trình độ chuyên môn cao.

Trường ĐH tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có những dấu hiệu đáng lo ngại.

Nhiều tiến sĩ nhưng thiếu các công trình ứng dụng cho xã hội. Thủ tướng chỉ ra đó là biểu hiện của “bệnh thành tích” trong ngành GD-ĐT.

Tự chủ phải theo đúng năng lực

Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng cũng thừa nhận khi quy mô tuyển sinh tỉ lệ thuận với nguồn thu của các trường, cơ chế kiểm soát chuẩn đầu ra, kiểm soát năng lực người học theo từng trình độ, thông tin về việc làm, con số thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chưa đủ độ tin cậy, chưa gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo thì xu hướng tăng quy mô không tương xứng với điều kiện đảm bảo chất lượng là điều khó tránh khỏi.

Xác định tăng tự chủ ĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở bậc giáo dục ĐH nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đặt ra vấn đề khó khăn: “Nếu quản lý chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng tăng quy mô quá nhanh, nhất là ở các ngành “nóng” thì sẽ không tạo cơ chế kiến tạo cho sự phát triển.

Nếu để các trường ĐH đều tự chủ thì có thể sẽ rơi vào xu hướng buông lỏng quản lý và người học sẽ chịu thiệt thòi, để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế – xã hội mà việc khắc phục là rất khó khăn, tốn kém, gây bức xúc cho xã hội”.

Từ năm học tới, lãnh đạo Bộ GD-ĐT xác định tiếp tục triển khai việc giao tự chủ cho các cơ sở đào tạo ĐH, nhưng tự chủ phải theo đúng năng lực. Các cơ sở buộc phải quy định rõ ràng các chuẩn về chất lượng, chuyển từ quản lý chất lượng đầu vào sang quản lý chất lượng đầu ra.

Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng lộ trình kiểm định chất lượng, phân loại và xếp hạng các trường ĐH. Trong quá trình đó, các cơ sở đào tạo bắt buộc phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin về chất lượng, mức học phí để xã hội và người học giám sát.

Lo nhiều hơn tới việc hình thành nhân cách

Sau khi nghe Bộ GD-ĐT trình bày về nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới đối với bậc giáo dục phổ thông như đổi mới cách dạy học, thi cử, tiếp tục áp dụng các mô hình giáo dục, tăng cường phân luồng… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại bắt đầu từ những việc tưởng như nhỏ để nói về cuộc đổi mới giáo dục đang được ngành GD-ĐT triển khai.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì thay vào việc tập trung truyền đạt kiến thức, các nhà trường phổ thông cần lo nhiều hơn tới việc hình thành nhân cách, văn hoá sống của học sinh, những công dân trẻ trong tương lai.

Nên nghĩ tới việc dạy các em học sinh những việc nhỏ nhưng cần thiết như lễ phép với người già, biết sống có ích, biết cách hoà đồng với tập thể, xã hội…

“Khi có sự tác động của giáo dục, nước Nhật từ chỗ cũng đau đầu về giao thông và tai nạn giao thông như chúng ta trở thành đất nước có tỉ lệ thương vong do tai nạn giao thông thấp nhất.

Học sinh đến trường được rèn về ý thức sống, ý thức tham gia giao thông, hành xử trong cộng đồng”, Phó thủ tướng kể câu chuyện của nước Nhật để nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục khi giáo dục được xác định đúng hướng đi.

Trao đổi về định hướng đổi mới này, đại diện Bộ GD-ĐT cũng khẳng định năm học 2015-2016 và tiếp tục trong các năm học tới sẽ triển khai các nội dung nhằm chuyển từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang hình thành nhân cách, kỹ năng cho học sinh.

Trong đó việc “giao chủ động cho các nhà trường phổ thông trong việc thiết kế kế hoạch dạy học, hoạt động giáo dục” là hướng đi mang tính quyết định nhằm giúp các nhà trường rộng đường trong việc khắc phục những bất cập của chương trình – sách giáo khoa hiện hành, khắc phục sự trì trệ trong việc dạy học của giáo viên, hướng học sinh đến các hoạt động học tập thiết thực hơn, gắn với thực tiễn cuộc sống hơn.

Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ điều chỉnh và tiếp tục mở rộng một số mô hình dạy học nhằm tới định hướng “phát triển nhân cách, kỹ năng” và tăng tính phân luồng học sinh sau bậc trung học, như mô hình trường học mới, các mô hình gắn nhà trường với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của địa phương, gắn việc dạy văn hoá và dạy nghề…

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của đại diện các tỉnh cũng cho rằng ngành GD-ĐT rất cần giáo dục về truyền thống văn hoá, nhân rộng những tấm gương điển hình, những câu chuyện tử tế.

Ông Phạm Ngọc Thưởng, chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, đề nghị bên cạnh việc phản ánh các tiêu cực và xử lý sai phạm trong ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT cần có những giải pháp để làm lan rộng những việc làm tích cực, nhằm khơi dậy tinh thần hiếu học, sự đóng góp nhiệt huyết, trí tuệ cho công cuộc đổi mới giáo dục.

VĨNH HÀ – [email protected]