24/01/2025

Thủ tục ‘rùa bò’ tu bổ di tích

Dù đã được ngành văn hoá đồng ý, hồ sơ tu bổ di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn (Hà Nội) vẫn phải chờ thêm 2 tháng để lấy ý kiến của Bộ Xây dựng. Trong khi, đây là một di tích ngay trung tâm thủ đô, nhiều người đến tham quan.

 

Thủ tục ‘rùa bò’ tu bổ di tích

Dù đã được ngành văn hoá đồng ý, hồ sơ tu bổ di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn (Hà Nội) vẫn phải chờ thêm 2 tháng để lấy ý kiến của Bộ Xây dựng. Trong khi, đây là một di tích ngay trung tâm thủ đô, nhiều người đến tham quan.




Đền Ngọc Sơn phải chờ cả năm mới được tu bổ theo đúng quy trình /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Đền Ngọc Sơn phải chờ cả năm mới được tu bổ theo đúng quy trìnhẢNH: NGỌC THẮNG

 

Hồ sơ tu bổ di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn qua nhiều cấp, phải mất 1 năm mới hoàn thành. Dự kiến trong tháng 8 này sẽ bắt đầu tu bổ.
Phải qua 4 cửa
“Họ (Bộ Xây dựng – NV) gọi chúng tôi trực tiếp lên giải trình, trao đổi và góp ý. Không phải cái nào cũng chậm nhưng hồ sơ đền Ngọc Sơn thì lâu”, bà Nguyễn Thị Hòa, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết. “Khi xây dựng hồ sơ tu bổ di tích, thẩm định, qua nhiều khâu, lâu là chết dở. Cái chính ở đây muốn tu bổ di tích quốc gia đặc biệt thì dù lớn hay bé cũng vẫn phải qua Bộ Xây dựng thẩm định”, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, nói.
 
 
Thủ tục 'rùa bò' tu bổ di tích - ảnh 1
Nên tháo gỡ cho chung vấn đề di sản chứ không riêng gì cho Hà Nội. Vì vậy, cần sửa từ nghị định để tránh giẫm chân lên nhau chứ không phải xin quy chế riêng

Thủ tục 'rùa bò' tu bổ di tích - ảnh 2
 
KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, Bộ VH-TT-DL
 

Tuy nhiên, các văn bản luật Xây dựng đã quy định như vậy. Theo Nghị định 15/2013 về thẩm quyền cơ quan cấp phép tu bổ di tích do Bộ Xây dựng đề xuất, việc trùng tu tôn tạo sửa chữa di tích cấp quốc gia đều phải do bộ này thẩm tra, thẩm định thiết kế. Trong khi đó, Nghị định 70/2012 cũng buộc hồ sơ tu bổ này phải được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, thẩm định dự án và bản vẽ thi công. Như vậy, một di tích quốc gia đặc biệt muốn trùng tu, tôn tạo sẽ phải qua 4 cửa: Sở VH-TT-DL, UBND tỉnh – thành, Bộ VH-TT-DL và Bộ Xây dựng. Đường đi này có thể mất từ 1 – 2 năm nếu suôn sẻ.

“Những dự án sửa chữa di tích nhỏ với kinh phí hơn 20 tỉ đồng cũng phải xếp hàng chờ Thủ tướng phê duyệt. Trong khi đã có cả Bộ VH-TT-DL và UBND TP là nơi chịu trách nhiệm giúp việc cho Thủ tướng về vấn đề đó, thì làm gì đến mức để Thủ tướng phê duyệt cả những cái đó. Mình có thể phân cấp được”, ông Tiến kiến nghị. Theo ông Tiến, Hà Nội muốn chủ động cả về thẩm định thiết kế xây dựng lẫn quy trình cấp vốn đầu tư.
Cơ chế liên thông
Ông Trương Minh Tiến cho rằng những mắc mứu quá lâu trong cơ chế như thế đã khiến UBND TP.Hà Nội gửi Thủ tướng Báo cáo số 94/BC-UBND. Theo đó, Hà Nội đề nghị được chủ động trong trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn. Điều này, theo văn bản, giúp thủ đô tránh được “các thủ tục thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt kéo dài, quy trình phức tạp, nhiều điểm còn chồng chéo; không đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước tại địa phương”.
Cũng theo văn bản trên, UBND TP.Hà Nội đề nghị Thủ tướng chấp thuận việc liên thông trong thẩm định dự án tu bổ tùy theo từng trường hợp. Chẳng hạn, Bộ Kế hoạch – Đầu tư liên thông thủ tục thẩm định, thoả thuận chuyên ngành với Bộ VH-TT-DL, cơ quan thẩm định dự án thành phố được liên thông thẩm định thỏa thuận chuyên ngành với Bộ VH-TT-DL và Sở VH-TT hay Sở Xây dựng Hà Nội liên thông thẩm định với Bộ VH-TT-DL và Sở VH-TT. “Quy trình tu bổ không thay đổi, vẫn bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, nó sẽ nhanh hơn”, ông Tiến nói.
Hiện tại, theo bà Hoà, việc thẩm định dự án tu bổ di tích đã được giao cho Sở Xây dựng. Song, việc thẩm định và rót vốn đầu tư vẫn còn kéo dài. “Thực ra khó khăn nhất vẫn là quy trình thẩm định vốn”, ông Tiến chia sẻ. Còn nhớ, chùa Trăm Gian (Hà Nội) bị tu bổ trái phép trước đây cũng chính vì chủ trương tu bổ có đã lâu mà thủ tục chi tiền không thông. Nhà chùa vì thế đã “cướp cờ” tự làm gây ra tổn thất với di tích.
Hiện chưa biết Thủ tướng có đồng ý cho Hà Nội cơ chế đặc thù này không, song đây cũng là vấn đề của nhiều di tích quốc gia đặc biệt ở nơi khác. Chẳng hạn, ở Hội An, các ngôi nhà cổ cần tu bổ khẩn cấp sẽ gặp khó khăn nếu làm đủ quy trình. Chính vì thế, Trung tâm bảo tồn và quản lý di sản văn hoá Hội An đôi khi cũng phải “làm lơ” để dân sửa nhà trước mùa mưa bão.
Về đề nghị này của UBND TP.Hà Nội, KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, Bộ VH-TT-DL cho rằng, hoạt động di sản cũng có yếu tố xây dựng. Những vướng mắc ở Hà Nội cũng là vướng mắc ở nhiều nơi khác. Vì thế, nếu cần tháo gỡ vướng mắc thì nên tháo gỡ cho toàn bộ các di tích trong cả nước chứ không chỉ riêng Hà Nội. “Nên tháo gỡ cho chung vấn đề di sản chứ không riêng gì cho Hà Nội. Vì vậy, cần sửa từ nghị định để tránh giẫm chân lên nhau chứ không phải xin quy chế riêng”, ông Vinh nói.

 

Trinh Nguyễn