24/01/2025

Bẻ khớp ngón tay

Thói quen bẻ khớp ngón tay dù chỉ để nghe những tiếng ‘rắc rắc’ cho vui tai hay muốn tạo cảm giác thoải mái khi tay tê mỏi cũng đều gây tổn thương cho khớp tay.

 

Bẻ khớp ngón tay

Thói quen bẻ khớp ngón tay dù chỉ để nghe những tiếng ‘rắc rắc’ cho vui tai hay muốn tạo cảm giác thoải mái khi tay tê mỏi cũng đều gây tổn thương cho khớp tay.




Ảnh: Khả Hòa

Ảnh: Khả Hoà


Nader Paksima, Giáo sư lâm sàng về phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm y tế NYU Langone Medical (Mỹ), phát biểu trên tạp chí SELF rằng bên trong mỗi khớp nối có các chất lỏng (dịch khớp) hoạt động như một chất bôi trơn và hấp thu va chạm bên ngoài. Khi kéo giãn các khớp để bẻ chúng, bạn đã vô tình làm rộng khoảng cách giữa 2 đốt xương. Các mô liên kết trong ngón tay tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng tràn vào khoảng trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh răng rắc.
Bẻ khớp ngón tay thường xuyên sẽ thấy các khớp ngón tay to dần lên. Nguy hiểm hơn, các khớp xương có nguy cơ phì đại khi các mô xung quanh khớp ngày càng sưng, từ đó làm mất dần cảm giác chắc chắn khi cầm nắm các vật; trong một vài trường hợp hiếm hoi, có thể dẫn đến trật khớp.
Các chuyên gia giải thích, mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khớp cử động được do cấu tạo các gân cơ quanh khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.
Bẻ khớp ngón tay - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tại sao các khớp ngón tay có thể kêu?

Nhiều người thường bẻ các khớp ngón tay như một thói quen để ‘giãn gân giãn cốt’ nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân tạo ra các tiếng kêu ấy.
Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp nhiều sẽ gây hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hoá và viêm mặt sụn khớp. Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây chấn thương đến khớp và kéo theo tế bào sụn sẽ bị chấn thương. Nếu các chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dần sẽ hao hụt chất sụn.
Như một phản xạ tiêu cực để chống lại nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sinh xương ở những vị trí mất sụn, đây là lý do hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra sẽ tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Hiện tượng đau nhức này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi lớn tuổi.

Hạ Yên