24/12/2024

Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi

Một cán bộ thanh tra giao thông cho biết do không có quy chuẩn kết cấu chung nên đơn vị chức năng không thể thực hiện đăng ký, đăng kiểm đối với mô hình bè nổi.

 

Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi

 

Một cán bộ thanh tra giao thông cho biết do không có quy chuẩn kết cấu chung nên đơn vị chức năng không thể thực hiện đăng ký, đăng kiểm đối với mô hình bè nổi.




Phía bên trong nhà hàng nổi Vĩnh Tiến khi bị sập  /// Ảnh: Thiện Nhân

 

Phía bên trong nhà hàng nổi Vĩnh Tiến khi bị sậpẢNH: THIỆN NHÂN


Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi - ảnh 1

Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ sập bè nổiẢNH: THIỆN NHÂN

 
 
Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi - ảnh 2

Nếu kiểm tra, kiểm soát và làm đúng luật thì tất cả nhà bè hiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung phải ngưng hoạt động. Tuy nhiên, do nhu cầu du khách khi đi du lịch biển và giải quyết công ăn việc làm của người dân địa phương, nên ngành chức năng ‘làm lơ’ để họ hoạt động

Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi - ảnh 3
 

Một thanh tra giao thông 
Ninh Thuận

 

Sáng 24.7, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận tiếp tục khám hiện trường, lấy lời khai những người liên quan, nhân chứng trong vụ sập bè nổi Vĩnh Tiến ở vịnh Vĩnh Hy làm 2 người tử vong và 4 người bị thương nặng, để làm rõ nguyên nhân, tiến hành các thủ tục tố tụng.

Chiếc bè nổi của Công ty TNHH Vĩnh Tiến rộng 600 m2neo đậu trong vịnh Vĩnh Hy để đón du khách sau khi tham quan khu vực vịnh Vĩnh Hy vào ăn uống như một nhà hàng nổi. Những ngày cao điểm, nhà hàng nổi này từng đón hơn 500 khách vào ăn uống trên bè.
Tuy nhiên, theo quan sát của PV Thanh Niên, kết cấu chiếc bè này rất đơn giản. Toàn bộ khung và sàn bè được làm bằng gỗ, phía trần nhà lợp tôn.
Để bè nổi trên mặt nước, chủ bè dùng dây thừng cột chặt những can nhựa (loại 500 lít) quanh khung gỗ và dùng cáp để neo bè đứng yên một chỗ.
 
Theo Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận, trước đây người dân thiết kế loại bè này để nuôi hải sản (tôm hùm), sau đó cải hoán trở thành “nhà hàng” nổi phục vụ du khách.
Hiện trên khu vực vịnh Vĩnh Hy có 6 công ty, đơn vị được cơ quan chức năng cấp phép cho hoạt động kinh doanh buôn bán. Tất cả các hoạt động này đều diễn ra trên bè nổi

Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi - ảnh 4

Nhân viên bè Vĩnh Tiến gom góp vật dụng sau khi bè bị sậpẢNH: THIỆN NHÂN

Cũng theo Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận, nhà bè này thuộc loại phương tiện thuỷ nội địa nên phải được cơ quan chức năng đăng ký, đăng kiểm mới đưa vào hoạt động.
Qua kiểm tra, Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận nhiều lần xử phạm vì các bè nổi này không đáp ứng được tiêu chuẩn để hoạt động, nhưng không biết vì lý do gì, các nhà hàng bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy vẫn tồn tại.
Một cán bộ thanh tra giao thông Ninh Thuận (đề nghị không nêu tên), nói hầu hết các nhà bè được lắp ráp trên khu vực biển miền Trung để kinh doanh buôn bán hải sản đều không đảm bảo an toàn.
Do không có quy chuẩn kết cấu chung nên đơn vị chức năng không thể thực hiện đăng ký, đăng kiểm.

Sập bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy: Không đăng ký, đăng kiểm được mô hình bè nổi - ảnh 5

Sau khi tham quan, tàu đáy kính thường đưa du khách vào ăn uống tại các bè nổi trên vịnh Vĩnh HyẢNH: QUỲNH NHƯ

“Nếu kiểm tra, kiểm soát và làm đúng luật thì tất cả nhà bè hiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung phải ngưng hoạt động. Tuy nhiên, do nhu cầu du khách khi đi du lịch biển và giải quyết công ăn việc làm của người dân địa phương, nên ngành chức năng “làm lơ” để họ hoạt động”, cán bộ này cho biết.

 

Thiện Nhân