24/12/2024

“Sẽ đổi đất lấy nhà vệ sinh công cộng”

“Qua khảo sát cho thấy phần lớn nhà vệ sinh công cộng ở TP.HCM đã xây dựng khá lâu, chưa đạt chuẩn, chưa đủ về số lượng và nơi bố trí cũng chưa phù hợp”.

 

“Sẽ đổi đất lấy nhà vệ sinh công cộng”

 

“Qua khảo sát cho thấy phần lớn nhà vệ sinh công cộng ở TP.HCM đã xây dựng khá lâu, chưa đạt chuẩn, chưa đủ về số lượng và nơi bố trí cũng chưa phù hợp”.

 

 

 

"Sẽ đổi đất lấy nhà vệ sinh công cộng"
Nhiều người mong muốn thành phố có nhiều nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp như nhà vệ sinh miễn phí của Sacombank – Ảnh: N.C.THÀNH

“Tối thiểu cũng phải làm sao cho hợp vệ sinh. Gọi là nhà vệ sinh mà mất vệ sinh thì không chấp nhận được

Ông Trần Vĩnh Tuyến (phó chủ tịch UBND TP.HCM)

 

 

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường TP.HCM, đưa ra nhận định này tại cuộc họp chiều 4-7. Cuộc họp do ông Trần Vĩnh Tuyến, phó chủ tịch UBND TP, chủ trì để nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo về việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng 
trên địa bàn TP.

Nâng cấp nhà vệ sinh trong khi chờ xây mới

Theo bà Mỹ, thống kê cho thấy toàn TP hiện có 208 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó có 155 nhà vệ sinh tập trung chủ yếu ở các tuyến đường, công viên, bến xe, chợ. Riêng các điểm thu hút khách du lịch có 53 nhà vệ sinh công cộng.

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã phối hợp đầu tư một số nhà vệ sinh công cộng hiện đại ở các quận trung tâm.

“Hiện Sở Tài nguyên – môi trường đang được TP giao xây dựng đề án liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt nhà vệ sinh công cộng và thùng rác công cộng cho TP. Hiện đề án đã được gửi lấy ý kiến góp ý của các sở ngành và 3 quận trung tâm: 1, 3, 5” – bà Mỹ cho biết.

Đại diện các quận huyện phản ảnh việc chọn địa điểm xây nhà vệ sinh công cộng là không dễ bởi các cơ quan, đơn vị và người dân đều không mặn mòi với chuyện xây nhà vệ sinh gần nơi làm việc, nơi ở của họ.

Sau khi nghe các ý kiến phản ảnh, ông Trần Vĩnh Tuyến khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng bài bản, đúng chuẩn là yêu cầu cần thiết cho phát triển du lịch của TP cũng như xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

Do đó, ông Tuyến cho rằng trong khi chờ đề án của Sở Tài nguyên – môi trường, các quận huyện, sở ngành phải tích cực nâng cấp nhà vệ sinh công 
cộng trên địa bàn.

Đối với việc vận động xây mới nhà vệ sinh, ông Tuyến nêu quan điểm: “Từ trước đến nay, chúng ta chỉ quen kêu gọi nhà đầu tư xây cầu, làm đường. Tại sao không kêu gọi họ đầu tư xây nhà vệ sinh công cộng?”.

Ông Tuyến đề nghị Sở Tài nguyên – môi trường TP nghiên cứu, thẩm định, đề xuất chiến lược “đổi đất lấy công trình” trong xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Theo đó, sẽ lựa chọn 1-2 nhà đầu tư có khả năng để xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng cho toàn TP.

“Ta kêu gọi họ xây nhà vệ sinh công cộng hiện đại, đúng chuẩn. Đổi lại, họ được TP giao những khu đất khác để đầu tư trên cơ sở giá trị đất giao và giá trị đầu tư xây nhà vệ sinh là tương đương” – ông Tuyến gợi mở.

Nhiều nhà vệ sinh nhếch nhác

Cùng ngày, ghi nhận của chúng tôi tại khu vực trung tâm TP cho thấy còn nhiều nhà vệ sinh công cộng nhếch nhác, bốc mùi.

ụ thể, ở bến xe buýt công viên 23-9 (Q.1), mặc dù mỗi lượt sử dụng nhà vệ sinh ở đây người dùng phải trả 3.000 đồng nhưng nhà vệ sinh dơ, bốc mùi khai. Các thiết bị trong nhà vệ sinh ở đây cũ kỹ, cáu bẩn. Bồn cầu không có vòi xịt, thùng đựng rác không có nắp đậy…

Tương tự, nhà vệ sinh công cộng ở trạm xe buýt Bến Thành cũng bốc mùi khai khiến nhiều người vào đây phải mang khẩu trang hoặc lấy tay bịt mũi. Thực tế cho thấy khi nhân viên vệ sinh vừa lau sàn nhà vệ sinh xong, sàn chưa khô đã có nhiều người ra vào liên tục nên nhớp nháp bùn đất, dơ bẩn.

Nhiều hành khách đi xe buýt cho rằng họ mong muốn nhà vệ sinh ở đây sạch hơn vì họ đã trả phí 2.000 đồng/lượt 
khi đi vệ sinh.

Tại Q.1, vỉa hè các giao lộ: Nguyễn Trung Trực – Nguyễn Du, Lý Tự Trọng – Hai Bà Trưng, góc Huyền Trân Công Chúa – Nguyễn Thị Minh Khai, gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Huỳnh Thúc Kháng, góc Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Thị Minh Khai… đều có nhà vệ sinh công cộng di động làm bằng vật liệu composite.

Người sử dụng nhà vệ sinh ở đây phải trả phí 3.000 đồng/lượt, nhưng không gian trong mỗi buồng vệ sinh rất chật chội, gây khó khăn khi sử dụng. Đặc biệt, những nhà vệ sinh này nhìn thấy sạch sẽ nhưng vẫn có mùi khai bốc lên!…

Sạch sẽ và được nhiều người dân hài lòng hơn hết là những nhà vệ sinh do Sacombank xây dựng tại các công viên: 23-9, Lê Văn Tám, Tao Đàn.

Tuy nhiên, nói về các nhà vệ sinh này, một du khách nhận xét: “Nhà vệ sinh của các bạn khá sạch sẽ, nhưng không có giấy vệ sinh như ở nước tôi”. Còn bà Nguyễn Ngọc Hồng, một người buôn bán trong khu vực, cho rằng nhà vệ sinh không có vòi xịt nên hơi bất tiện khi cần sử dụng.

Còn tại khu vực công viên 30-4, nhà thờ Đức Bà tập trung nhiều người dân và du khách nhưng lại không có nhà vệ sinh công cộng…

Thiết kế sao cho tiện dụng, nhẹ nhàng

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, thiết kế nhà vệ sinh công cộng tại TP về kiểu dáng, màu sắc… hiện còn rất cứng nhắc. Ông Tuyến cũng nêu kinh nghiệm các nước phát triển là người ta xây nhà vệ sinh công cộng rất đẹp, hình thức mới lạ, hiện đại và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

“Tôi đề nghị các quận huyện, sở ngành nghiên cứu xây dựng nhà vệ sinh công cộng theo hướng vừa tiện dụng vừa nhẹ nhàng, tạo nét riêng cho đô thị ở TP.HCM” – ông Tuyến nói.

M.HƯƠNG – M.PHƯỢNG – N.LOAN – T.M.HƯƠNG