24/01/2025

Giấc mơ siêu nhí – Kỳ 5: Quá nhanh, 
quá nguy hiểm!

Cái giá phải trả cho ước mơ vươn tới một vì sao của “siêu nhí” là cả một tuổi thơ bị đánh cắp, là nỗi cô đơn không bạn thân, là những tháng ngày trưởng thành nhiều giằng co và có khi là cả một gia đình không trọn vẹn vì xung đột mơ ước giữa cha mẹ và con cái…

 

Giấc mơ siêu nhí – Kỳ 5: Quá nhanh, 
quá nguy hiểm!

 

Cái giá phải trả cho ước mơ vươn tới một vì sao của “siêu nhí” là cả một tuổi thơ bị đánh cắp, là nỗi cô đơn không bạn thân, là những tháng ngày trưởng thành nhiều giằng co và có khi là cả một gia đình không trọn vẹn vì xung đột mơ ước giữa cha mẹ và con cái…

 

 

 

 

Giấc mơ siêu nhí - Kỳ 5: Quá nhanh, 
quá nguy hiểm!
Từ trái qua: các “sao” nhí Bảo Nhi, Ku Tin, Phương Mỹ Chi, Nguyễn Trương Thế Thanh và An Khang – Ảnh: Q.ĐỊNH – tư liệu

Vậy mà khi có chút tên tuổi, không ít ca sĩ hay tài năng nhí chật vật, lận đận, thậm chí chẳng giữ được chút hào quang nào sau khi đăng quang.

Hàng loạt ưu đãi trong một năm sau ngày đăng quang hoàn toàn không có ý nghĩa gì so với cả tương lai dài phía trước của các bé nếu phụ huynh không đủ tỉnh táo và bản lĩnh bảo vệ con trước hư danh.

Còn đó những âu lo

Phương Mỹ Chi sau khi đăng quang Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên đã được học bổng của một trường quốc tế cùng hợp đồng độc quyền hai năm với công ty của ca sĩ Quang Lê.

Kể từ đó, lịch diễn của Phương Mỹ Chi ngày càng dày, phủ khắp từ trong nước đến hải ngoại, nhưng điều tiếng mà em phải nhận cũng ngày càng nhiều.

Sau hai năm, cái tên Phương Mỹ Chi đang dần bị lãng quên bởi sự xuất hiện của hàng loạt “siêu nhí” khác và cũng bởi em chẳng có thêm sản phẩm nào để lại dấu ấn.

Và những người hâm mộ Phương Mỹ Chi băn khoăn: hết hợp đồng hai năm, em sẽ đi về đâu? Học hành thế nào?

Không chỉ Phương Mỹ Chi, những “tiểu tài tử” Nguyễn Trương Thế Thanh, “thần đồng cải lương” Bảo Nhi, “cậu bé thuộc nửa YouTube” An Khang, Ku Tin… cũng đang là những “ẩn số” và cả âu lo cho những ai yêu mến các bé. Khi được hỏi, nhiều bé tham gia những cuộc thi tài năng nhí bày tỏ niềm yêu thích được theo đuổi con đường nghệ thuật dài lâu, trở thành người nổi tiếng.

Nhưng làm thế nào để có thể nuôi dưỡng được lòng đam mê, làm sao để được yêu mến và nổi như cồn khi không còn cả một êkip sản xuất chuyên nghiệp của các sân chơi truyền hình thực tế đứng sau? Câu hỏi đó không một bé hay phụ huynh nào có thể trả lời được.

Giấc mơ siêu nhí - Kỳ 5: Quá nhanh, 
quá nguy hiểm!
Phương Mỹ Chi – Ảnh tư liệu

Quá nhanh, 
quá nguy hiểm!

Chuyện ca sĩ nhí “mất duyên” khi trưởng thành, dù có nỗ lực cũng không thành ngôi sao sáng được là chuyện quá thường gặp mà Quang Vinh, Ngọc Linh, Xuân Mai hay thành viên của các nhóm Mây Trắng, Mắt Ngọc… là những trường hợp quá rõ.

Như “hiện tượng bé Xuân Mai”, dù đến nay “bé” vẫn là “độc cô cầu bại” với lượng băng đĩa bán ra nhiều nhất và lượt xem/nghe trên YouTube Việt Nam “khủng” nhất, nhưng có lăn xả với nghề bao nhiêu “bé” vẫn không được công nhận là ca sĩ.

Xuân Mai cứ mãi là “bé” dù đã phát hành một vài album chuyên nghiệp với các ca khúc đúng với độ tuổi trưởng thành của mình. Về nước thực hiện một vài chương trình nhưng đều thất bại, nên thời gian qua không còn thấy Xuân Mai hoạt động nghệ thuật nữa.

Kể lại vài chuyện xưa để thấy không hào quang nào toàn vị ngọt. Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận bày tỏ: “Thấy các bé được thỏa ước mơ, toả sáng trên sân khấu hẳn nhiều người thích thú.

Nhưng có theo các bé tập luyện, nhìn các bé tranh thủ ôm tập ngồi học bài giữa các giờ diễn hay giờ giải lao mới thấy các bé vất vả hơn rất nhiều so với các nghệ sĩ chuyên nghiệp, chỉ chuyên tâm lao động nghệ thuật. Và ai rồi cũng sẽ xót xa khi thấy các bé vì ham diễn mà bỏ học, bỏ cả tương lai.

Đó là lý do vì sao nhiều phụ huynh mang con trẻ đến gửi tôi đào tạo hoặc nhờ tôi viết bài cho các bé thu âm, đi biểu diễn, tôi đều từ chối. Đầu tư cho con em phải đầu tư theo cách khác, chứ đưa các bé vào truyền hình thực tế hay công ty giải trí khi chưa có nền tảng gì như thế thì quá nhanh, quá nguy hiểm”.

QUỲNH NGUYỄN