Sự việc sinh viên phát hiện dòi bò lúc nhúc trong một phần cơm mua ở nhà ăn B3 thuộc ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đã khiến sinh viên tại đây hoang mang tột độ.
Lo âu về bữa ăn ở ký túc xá
Sự việc sinh viên phát hiện dòi bò lúc nhúc trong một phần cơm mua ở nhà ăn B3 thuộc ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đã khiến sinh viên tại đây hoang mang tột độ.
Cơm sinh viên có… dòi
Từ đầu năm đến nay, chúng tôi chỉ đi kiểm tra liên ngành được một ngày. Còn việc đi kiểm tra các quán ăn thì… chưa lên kế hoạch, chỉ kiểm tra một, hai quán thôi
Bác sĩ Tô Thị Thoa, Trưởng khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm y tế TX.Dĩ An (Bình Dương)
Q.T, sinh viên (SV) Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, kể: “Ngày 14.6, em mua cơm ở nhà ăn B3. Tuy nhiên, chỉ ăn được vài miếng thì phát hiện có dòi bò nên lo đi móc họng, nôn ra”. Theo phản ánh của SV ở khu B, ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM, đây không phải là lần đầu tiên, SV đã nhiều lần bắt gặp cả sâu bọ, ruồi… trong phần cơm.
Sự việc này khiến SV sống ở đây lo lắng rằng liệu các nhà ăn KTX của ĐH này có được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên, cẩn thận, hay chỉ làm theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Trả lời Thanh Niên vào sáng 15.6, ông Trần Thanh An, Giám đốc Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi kiểm tra an toàn thực phẩm hằng ngày với đầy đủ quy trình, từ nguồn gốc thức ăn, bếp nấu nướng, lưu mẫu…”.
Chúng tôi đặt vấn đề đã kiểm tra đầy đủ quy trình, kỹ lưỡng, vậy tại sao lại có chuyện không thể phát hiện dòi trong thức ăn như SV phản ánh. Ông An giải thích: “Đây là tắc trách của một nhà ăn nên dẫn đến sự việc này. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi lập tức đi kiểm tra. Chúng tôi đã lôi cả mâm cơm ra nhưng không có. Từ mùi vị, màu sắc… đều bình thường. Chỉ có con cá SV đưa xuống là có dòi bò. Khi đã được “nói có sách, mách có chứng” như vậy, chúng tôi thừa nhận. Trách nhiệm thuộc về chúng tôi, về nhà ăn, đó là điều không thể chối cãi được”.
[CLIP] Dòi bò lúc nhúc trong thức ăn ở KTX ĐHQG – Nguồn: Sinh viên cung cấp
Ông An cũng thừa nhận đúng như SV phản ánh đây không phải lần đầu tiên xảy ra vụ việc này. “Nhưng những lần trước có nhiều vấn đề nhỏ nhặt, chưa phản ánh được hết bản chất vấn đề nên chúng tôi chấp nhận được”, ông An nói.
“Chưa kiểm tra các căn tin trường học, ký túc xá”
Cấm hoạt động vĩnh viễn chủ nhà ăn bán cơm có dòi
Ông Trần Thanh An cho biết đã nghiêm cấm hoạt động vĩnh viễn đối với chủ nhà ăn này vì sự tắc trách, thiếu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong khi đó, nhiều SV mong được tự nấu ăn trong KTX để có thể đảm bảo vệ sinh. Ông An cho biết: “Yêu cầu chung là không được nấu ăn trong KTX. Chúng tôi rất muốn tạo ra những khu nấu ăn cho SV nhưng chưa được phép. Chúng tôi đang suy nghĩ, tính toán để có thể đáp ứng nhu cầu của SV”.
Lê Thanh – Thanh Nam
Khi được hỏi về đầu vào của nguồn thực phẩm cung cấp cho các nhà ăn ở KTX, cũng như cách bảo quản thực phẩm, ông An cho biết: “Mua ở chợ nào, mua ở đâu, cách bảo quản như thế nào… thì không thể trả lời cụ thể được nhưng chúng tôi có giấy tờ đầy đủ cả”.
Tuy nhiên, ông An cho hay sau sự việc này, KTX sẽ rút kinh nghiệm, kiểm tra sâu sát hơn, làm tốt hơn, tỉ mỉ và cẩn trọng hơn trong từng khâu. “Tại đây có 10 nhà ăn phục vụ 21.000 con người nên không thể thờ ơ nữa. Chúng tôi đã có quy trình hẳn hoi và đang xây dựng lại nó một cách trách nhiệm hơn, lương tâm hơn”, ông An nói.
Trước nỗi lo của nhiều SV rằng liệu sắp tới có gặp phải sự cố tương tự và ở KTX thì ăn cơm ở đâu là an toàn, ông An cho biết: “Với tinh thần và trách nhiệm, chúng tôi sẽ luôn đứng về SV, sẽ phục vụ SV tốt hơn. Quán nào làm ăn thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm là dẹp bỏ hết chứ không bênh vực, SV hãy an tâm”.
Sự việc này không những khiến SV đang ở KTX hoang mang mà những SV ở trọ quanh khu vực làng ĐH Thủ Đức cũng lo lắng. “Ở đây có rất nhiều quán cơm, chẳng biết có được kiểm tra và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không nữa”, Lê Toàn, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, thắc mắc.
[CLIP] Đóng cửa nhà ăn KTX ĐHQG – Nguồn: Ban quản lý KTX cung cấp
Trong khi đó, bác sĩ Tô Thị Thoa, Trưởng khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm y tế TX.Dĩ An (Bình Dương), cho biết: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi chỉ đi kiểm tra liên ngành được một ngày. Còn việc đi kiểm tra các quán ăn thì… chưa lên kế hoạch, chỉ kiểm tra một, hai quán thôi”. Bà Thoa thông tin thêm: “Năm ngoái kiểm tra thì các quán lớn lấy thực phẩm có nguồn gốc, có giấy kiểm dịch, có thể an tâm. Nhưng là mấy quán lớn thôi, chứ còn mấy quán nhỏ thì chưa đảm bảo cho lắm”. Bà Thoa cũng thừa nhận: “Chưa kiểm tra các căn tin ở trường học, KTX”.
Thức ăn có dòi nhiều nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh
TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết dòi là ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của ruồi. Ruồi sống trong môi trường bẩn, thức ăn là thực phẩm và chất thải của người, động vật do đó trên cơ thể ruồi rất dễ nhiễm các vi sinh vật gây hại cho sức khoẻ con người. Thức ăn có dòi là bằng chứng ruồi đã bâu vào, đẻ trứng ở đó, đủ một thời gian (thường 1 – 2 ngày) để trứng thành dòi. Vì vậy, thức ăn có dòi thường là thức ăn cũ và có nguy cơ cao nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, từ đó có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.