25/12/2024

Hỏi 10 người, chỉ 1 người nói TP.HCM an toàn

Để kéo giảm tình trạng cướp giật trên địa bàn TP.HCM, cần có nhiều giải pháp khác nhau từ phía chính quyền lẫn từ ứng xử của người dân mới có thể mang lại đời sống an toàn cho người dân như mong đợi.

 

Hỏi 10 người, chỉ 1 người nói TP.HCM an toàn

 

Để kéo giảm tình trạng cướp giật trên địa bàn TP.HCM, cần có nhiều giải pháp khác nhau từ phía chính quyền lẫn từ ứng xử của người dân mới có thể mang lại đời sống an toàn cho người dân như mong đợi.

 

 

 

 

Hỏi 10 người, chỉ 1 người nói TP.HCM an toàn
Những “hiệp sĩ” đường phố tham gia bắt một vụ cướp – Ảnh hiệp sĩ cung cấp

 

 

Đó là kết quả rút ra từ cuộc khảo sát nhanh do chúng tôi thực hiện mới đây trên 120 người dân trong độ tuổi trưởng thành thuộc các quận: 1, 3, 7, Bình Thạnh, Tân Bình và Gò Vấp.

Những nhìn nhận của người dân về tình hình an ninh trật tự nói chung và nạn cướp giật tài sản trên đường phố nói riêng sẽ là một gợi ý cho các cơ quan chức năng trong việc nhìn ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Thấy “không an toàn” khi ra đường

Khi được hỏi cảm nhận về tình hình an ninh trật tự tại TP.HCM, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 10,8% số người được hỏi cho rằng tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố là “an toàn”, trong khi có đến 45,8% số người cho rằng “không an toàn”.

Nữ giới là nhóm cho rằng tình hình an ninh tại thành phố không an toàn là cao hơn so với nam giới (49,2% so với 40,7%), điều này có thể hiểu được vì gần như đa số nạn nhân của các hiện tượng tội phạm là nữ giới.

Những người càng lớn tuổi thì càng cho rằng tình hình an ninh trật tự ở thành phố không an toàn, những người sống ở các quận trung tâm cũng nhận định tình hình an ninh không an toàn nhiều hơn những người sống ở các quận xa trung tâm 
thành phố.

Đi sâu vào hiện tượng cướp giật tài sản, kết quả khảo sát cho thấy có hơn 1/3 số người được hỏi cho biết họ đã từng chứng kiến một vụ cướp giật trên địa bàn thành phố.

Trong đó, có 37,5% số người sống tại các quận trung tâm cho biết đã từng chứng kiến nạn cướp giật trên đường phố, cao hơn so với 26,8% số người sống ở các quận xa khu vực trung tâm. Điều đó cho thấy dưới mắt người dân, tình hình cướp giật ở các quận trung tâm nhiều hơn và vì vậy, dự định lắp camera tại các quận trung tâm để giám sát tội phạm có lẽ là một lựa chọn đúng của lãnh đạo 
thành phố.

Đặc biệt là trong tổng số 120 người được khảo sát, có 21 người (17,5%) cho biết bản thân họ từng là nạn nhân của nạn cướp giật trên đường phố.

Có hơn phân nửa số người từng bị cướp giật cho biết họ cảm thấy hoảng loạn, lo lắng sau khi bị cướp giật, như ý kiến của một người dân ở Q.Bình Thạnh: “Cảm giác sau khi bị cướp là rất kinh hoàng. Tôi nghĩ ở một nơi hiện đại như TP.HCM mà bọn cướp quá manh động nên thấy tổn thương tâm lý và lo sợ lần sau khi 
ra đường”.

Ứng xử phù hợp để ngăn cướp giật

Có 57,5% số người trả lời khảo sát cho rằng nạn cướp giật có nguyên nhân từ các tệ nạn xã hội khác gây ra như “ma tuý, chơi lô đề, nghiện game”, 52,5% số người thì cho rằng do “thất nghiệp” và chỉ có 15% số ý kiến cho rằng là do “thiếu camera giám sát các tuyến đường”.

Từ việc nhận định những nguyên nhân của nạn cướp giật như trên, người dân cũng đề nghị một số giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng cướp giật trên địa bàn thành phố.

Cụ thể là có 55,8% số ý kiến đề nghị Nhà nước “cần tăng thêm mức hình phạt” đối với loại tội phạm này, 47,5% đề nghị cần “tăng cường trấn áp tội phạm” và 41,6% muốn Nhà nước “cảnh báo, tuyên truyền” nhiều hơn.

Tạo thêm công ăn việc làm để giảm thất nghiệp từ đó làm giảm nạn cướp giật cũng được 38,3% số người đề xuất.

Bên cạnh các giải pháp từ Nhà nước, những người tham gia khảo sát còn cho rằng bản thân người dân cũng phải có những ứng xử phù hợp để hạn chế bị cướp giật.

Trong đó, có 45% số người đề nghị “không phô trương vật chất” khi đi ra đường, 43,3% số người cho biết là nên “mang theo công cụ để tự vệ” và 41,7% cho biết nên “học một số động tác tự vệ cơ bản” để phòng thân khi 
ra đường.

LÊ MINH TIẾN và cộng sự