10/01/2025

Xoá bộ chủ quản trường ĐH được không?

Làm việc với cán bộ giảng dạy Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 7.6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tăng cường vai trò tự chủ và tiến tới các trường ĐH không còn trực thuộc bộ nào.

 

Xoá bộ chủ quản trường ĐH được không?

Làm việc với cán bộ giảng dạy Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 7.6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tăng cường vai trò tự chủ và tiến tới các trường ĐH không còn trực thuộc bộ nào.




Các trường cũng sẽ biết cân đối lợi ích để đưa chất lượng lên yếu tố hàng đầu  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Các trường cũng sẽ biết cân đối lợi ích để đưa chất lượng lên yếu tố hàng đầuẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Cả nước hiện nay có trên 420 trường ĐH, CĐ trong đó có hơn 40 trường do Bộ GD-ĐT quản lý, số còn lại là do các bộ ngành và địa phương quản lý.
Xóa bộ chủ quản trường ĐH được không? - ảnh 1

GS Lâm Quang Thiệp

       

PV Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT). GS Thiệp cho rằng xoá bộ chủ quảnkhông đơn giản chỉ giải quyết một vấn đề hành chính mà là dịch chuyển cán cân quyền lực trong giáo dục ĐH, thành thử rất khó thực hiện. Yêu cầu xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản trong quản trị ĐH đã được đặt ra trong các văn bản chính thức của nhà nước từ cách đây 20 năm. Cặp khái niệm “tự chủ” và “trách nhiệm giải trình” được đưa vào luật Giáo dục VN năm 1998. Với 2 yếu tố này thì cơ chế bộ chủ quản không còn thích hợp. Nếu vẫn để bộ chủ quản thì nó ngăn cản quyền tự chủ của các trường, cản trở sự phát triển của giáo dục ĐH. Năm 2005, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục ĐH giai đoạn 2005 – 2020, trong đó yêu cầu bỏ cơ chế bộ chủ quản. Lẽ ra sau đó Bộ GD-ĐT phải có một chương trình hành động cụ thể nhưng chẳng làm. Đến giờ có nhiều nội dung trong Nghị quyết 14 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH VN giai đoạn 2006 – 2020 không được thực hiện, trong đó có vấn đề bộ chủ quản.

Dù luật Giáo dục ĐH cũng bỏ cơ chế bộ chủ quản, nhưng trên thực tế cho đến nay chúng ta vẫn thực hiện mô hình bộ chủ quản. Tất cả công việc quan trọng nhất của một trường ĐH là bộ quyết định chứ không phải trường quyết định, chẳng hạn như về nhân sự cao cấp và về tài chính. Nhân sự cao cấp là hiệu trưởng, hiệu phó thì bộ quyết định, tài chính cũng bộ quyết định. Hai cái đó bộ đều quyết định thì còn gì là tự chủ nữa!
Không giải quyết được từ cấp bộ
Nếu bỏ cơ chế bộ chủ quản thì liệu có đẩy các trường ĐH đứng trước nguy cơ quyền lực tập trung vào ông hiệu trưởng, thưa ông?
Để thực hiện cơ chế bỏ bộ chủ quản, trường phải có hội đồng trường. Có như vậy mới đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của trường ĐH, không dồn quyền lực vào một cá nhân hay một nhóm nhỏ có lợi ích trong đó. Luật Giáo dục năm 2005 và luật Giáo dục ĐH năm 2012 đã có hội đồng trường. Như vậy lẽ ra phải không có bộ chủ quản nhưng trên thực tế chúng ta có cả hai, vì thế mà bao năm qua hội đồng trường không hoạt động được, mãi đến năm 2010 cả nước chỉ có khoảng 10 trường ĐH có hội đồng trường. Tuy có nhưng lại rất hình thức.


Xóa bộ chủ quản trường ĐH được không? - ảnh 2
Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi quyết tâm rất cao của những người có quyền lực cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của nhà nước chứ không dễ gì giải quyết được từ cơ quan quản lý cấp bộ. Anh Nhạ dẫu có muốn, nhưng các bộ không “buông” thì cũng chịu

Xóa bộ chủ quản trường ĐH được không? - ảnh 3

Giáo sư Lâm Quang Thiệp

Vậy muốn xoá bỏ bộ chủ quản liệu chỉ cần một quyết định về mặt hành chính hay đòi hỏi một kế hoạch công phu hơn?

Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi quyết tâm rất cao của những người có quyền lực cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của nhà nước chứ không dễ gì giải quyết được từ cơ quan quản lý cấp bộ. Anh Nhạ dẫu có muốn, nhưng các bộ không “buông” thì cũng chịu. Quyết tâm của anh Nhạ rất đáng hoan nghênh, nhưng cấp cao hơn nữa thì sao? Rồi còn vì luật lệ hiện nay rất mâu thuẫn. Một trong những chức năng của hội đồng trường là đề cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng. Ở các nước phương Tây, hội đồng trường rất mạnh nên họ cử luôn hiệu trưởng mà không cần ai duyệt. Nhưng hội đồng trường của mình không làm được điều đó, vì có một luật khác quy định Vụ Tổ chức bộ của bộ chủ quản phải lo việc bổ nhiệm hiệu trưởng. Thử hình dung giờ mất cái quyền rất to là quyền làm nhân sự, bao nhiêu lợi ích trong cái quyền đó, thì có bao nhiêu người có lợi ích liên quan tán thành?
Khi bỏ bộ chủ quản là có sự di chuyển về quyền lực, không chỉ từ trên xuống mà từ dưới lên. Các ông hiệu trưởng chắc chắn không thích hội đồng trường, bởi đây là một thực thể quyền lực cao nhất của một trường ĐH, nó đóng vai trò như quốc hội của một đất nước, ban giám hiệu có vai trò như chính phủ. Hội đồng trường đưa ra đường hướng phát triển, các chủ trương quan trọng, còn trách nhiệm thực hiện là bộ máy của hiệu trưởng. Nếu trường chỉ có bộ máy của hiệu trưởng sẽ dẫn đến tình trạng hiệu trưởng tự quyết định hết mà không có ai kiểm soát. Một khi có hội đồng trường thì hiệu trưởng chỉ là người có trách nhiệm thực hiện những cái mà hội đồng trường quyết định. Hội đồng trường tuy không can thiệp các việc mà hiệu trưởng làm nhưng họ có quyền phê phán, thậm chí cách chức nếu hiệu trưởng không làm được.
Nhà nước thay đổi cách đầu tư chứ không phải “buông”
Dường như nhiều hiệu trưởng đang hiểu rằng bỏ bộ chủ quản đồng nghĩa với việc nhà nước “buông”, trong đó bao gồm yếu tố quan trọng nhất là nguồn lực tài chính…
Hiểu như thế là không đúng, có thể do các hiệu trưởng lo xa, nhưng cũng do cách đặt vấn đề của những người có trách nhiệm. Vấn đề đi kèm với việc bỏ bộ chủ quản là nhà nước phải thay đổi cách đầu tư chứ không phải là “buông”. Ở Mỹ chẳng hạn, ngân sách dành cho giáo dục ĐH rất lớn và đầu tư cho các trường thông qua các quỹ cho vay và quỹ học bổng. Ngoài ra, còn có quỹ nghiên cứu rất lớn để hỗ trợ các trường ĐH. Các chính sách này thì cả trường ĐH công lẫn tư đều được hưởng lợi ích như nhau. Riêng các trường ĐH công thì đầu tư của nhà nước nhiều hơn một chút nhờ được cấp thêm cấp ngân sách của bang.
Nhà nước quản lý tài sản ở các trường công thế nào khi mà bỏ cơ chế bộ chủ quản?
Vẫn là thông qua hội đồng trường. Do đó, phải cơ cấu thế nào để hội đồng trường thực sự có sức mạnh. Ở các nước, hội đồng trường không đại diện cho trường, mà là đại diện cho xã hội. Sở hữu ĐH không phải là sở hữu tập thể mà là sở hữu cộng đồng – tức là của xã hội. Trường ĐH không phải là tài sản của tập thể cái trường đó, mà là tài sản của xã hội. Số thành viên của hội đồng trường đến từ ngoài trường nhiều khi đông hơn người trong trường. Thường là họ mời những người có trình độ, uy tín ngoài xã hội vào ngồi trong hội đồng trường, họ không ăn lương của trường, nếu có chỉ là một mức có tính tượng trưng.
Như vậy vấn đề cốt lõi là hội đồng trường phải có thực lực, mà như thế trước hết phải bỏ bộ chủ quản.
Nhìn từ các nước
Ông Phạm Hiệp, nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa – Đài Loan, cho biết trước Thế chiến thứ 2, các trường ĐH nói chung đều là trường công và do nhà nước nắm. Riêng Mỹ thì ngay từ khi có trường ĐH, nó đã độc lập với nhà nước. Gần đây có sự thay đổi, tạo hai trường phái ngược nhau. Một số nước Tây Âu vẫn giữ mô hình nhà nước chủ quản các trường ĐH, còn lại thì chuyển sang mô hình không có cơ quan chủ quản. Pháp là trường hợp hiếm hoi của châu Âu vì muốn chuyển từ mô hình có bộ chủ quản sang độc lập nhưng bị các giáo sư phản đối nên hiện họ vẫn chưa giải quyết được. Nơi chuyển dịch thành công nhất là Nhật. Từ khoảng năm 2003 – 2004, Nhật có một chính sách “tập đoàn hoá” ĐH theo nghĩa ĐH trở thành một đơn vị độc lập, không có cơ quan nhà nước làm chủ quản.
Không có bộ chủ quản không đồng nghĩa với việc nhà nước không có trách nhiệm về mặt tài chính với giáo dục ĐH. Ở các nước, giáo dục ĐH vẫn được nhà nước tài trợ về cả phần đào tạo (thậm chí đến 50%), còn về mặt nghiên cứu thì nguồn đầu tư chủ lực vẫn là nhà nước. Do đó phải tách bạch hai vấn đề: có hay không có bộ chủ quản; trách nhiệm tài chính của nhà nước trong đầu tư cho giáo dục ĐH. Nếu đặt vấn đề xóa bỏ mô hình bộ chủ quản cùng với việc cắt nguồn tài trợ của nhà nước với giáo dục ĐH là một cách tiếp cận sai, đi ngược với xu hướng phát triển ĐH thế giới.

Ý kiến:
Xu thế tất yếu
Xu thế các nước phát triển hiện nay thì pháp nhân hóa ĐH. Như Nhật chẳng hạn, trước đây các trường ĐH trực thuộc Bộ Giáo dục của Nhật, nay họ pháp nhân hóa để tự chủ luôn. Đó cũng là một xu thế tất yếu mà nhà nước mình cũng đã nhận ra từ lâu. Hiện nay Chính phủ đã rất quyết tâm. Chỉ có điều có vẻ như việc thực hiện chủ trương này không được nhất quán, chẳng hạn như có đơn vị đang thuộc bộ này lại chuyển sang bộ kia. Trường ĐH Thủy lợi cũng sẵn sàng cho việc này. Nếu bỏ bộ chủ quản, các trường cũng sẽ biết cân đối lợi ích để đưa chất lượng lên yếu tố hàng đầu. Nhưng như tôi đã nói, phải có chỉ đạo nhất quán.
GS Nguyễn Quang Kim
 
(Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn)
Bỏ hay không, không là vấn đề
Vấn đề bỏ cơ chế bộ chủ quản liên quan tới rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ là vấn đề chuyên môn trong tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, nếu xét riêng về chuyên môn đào tạo ngành y tế, tôi thấy Bộ Y tế có là cơ quan chủ quản của các trường y – dược hay không thì cũng không vấn đề gì, miễn là chúng ta triển khai được các yêu cầu đảm bảo chất lượng. Đào tạo y tế bây giờ đâu chỉ có các trường trực thuộc Bộ Y tế? Vì thế với chúng tôi, quan trọng nhất là dù trường trực thuộc bộ hay không trực thuộc bộ, muốn đào tạo ngành y thì các yếu tố đảm bảo chất lượng phải được đáp ứng.
Phạm Minh Lợi
 
(Phó cục trưởng Cục Khoa học – Công nghệ – Đào tạo, Bộ Y tế)

 

Quý Hiên 
(thực hiện)