11/01/2025

Giải quyết bức xúc của dân không thể chỉ bằng “rút kinh nghiệm”

Có vấn đề gì chúng ta luôn nói “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc”, nhưng đến lúc sự cố xảy ra thì lại không biết ai trong hệ thống có trách nhiệm.

 

Giải quyết bức xúc của dân không thể chỉ bằng “rút kinh nghiệm”

Có vấn đề gì chúng ta luôn nói “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc”, nhưng đến lúc sự cố xảy ra thì lại không biết ai trong hệ thống có trách nhiệm.




Cơ sở làm thịt nai, nhím, đà điểu giả tại Q.Thủ Đức bị bắt vào tháng 11.2015, sau đó công an chỉ xử phạt 5 triệu đồng, nên cơ sở này tiếp tục tái phạm  /// Ảnh: Công Nguyên

Cơ sở làm thịt nai, nhím, đà điểu giả tại Q.Thủ Đức bị bắt vào tháng 11.2015, sau đó công an chỉ xử phạt 5 triệu đồng, nên cơ sở này tiếp tục tái phạmẢNH: CÔNG NGUYÊN


Đây là chia sẻ của GS-TS Phạm Xuân Hằng, Phó chủ tịch không chuyên trách Uỷ ban T.Ư MTTQ VN khóa 8 trong cuộc trao đổi với Thanh Niên về trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với những vấn đề bức xúc xã hội thời gian qua.
Chạy theo các sự cố
Những năm gần đây có nhiều hiện tượng trong đời sống xã hội gây bức xúc lớn cho người dân như vấn đề an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc cụ thể phản ứng của chính quyền cũng như các cơ quan chức năng dường như rất chậm chạp, mờ nhạt, đến khi xử lý được thì hậu quả đã rất lớn. Ông suy nghĩ như thế nào về điều đó?
Giải quyết bức xúc của dân không thể chỉ bằng “rút kinh nghiệm” - ảnh 1

GS-TS Phạm Xuân HằngẢNH: TRƯỜNG SƠN

       

VN có cả một hệ thống chính trị khổng lồ từ T.Ư đến từng xã, phường, thị trấn; có vấn đề gì chúng ta luôn nói “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc”, nhưng đến lúc sự cố xảy ra thì lại không biết ai trong hệ thống có trách nhiệm. Có thể nêu ra rất nhiều hiện tượng như việc Bộ NN-PTNT kiểm tra thấy có hàng nghìn cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn nhưng cũng chưa thấy có động tác gì xử lý triệt để. Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng Bộ Y tế cũng cho biết phát hiện các vi phạm về chất lượng như không có hoạt chất hoặc có nhưng hàm lượng không như công bố; sản phẩm được quảng cáo như “thần dược” hay chuyện hàng nghìn cơ sở sản xuất không đủ điều kiện…

Nhiều vi phạm nghiêm trọng như vậy nhưng cách thức xử lý dường như chỉ mang tính hình thức. Phạt đi phạt lại, có nơi phạt tới 3 lần. Nhưng rõ ràng mức phạt không ăn thua so với lợi nhuận nên có chuyện người ta chấp nhận phạt và tiếp tục sai phạm. Trong vụ cá chết vì ô nhiễm ở Thanh Hoá, thủ phạm là Công ty CP mía đường Hoà Bình chỉ bị xử phạt vài trăm triệu đồng và đền bù 1,4 tỉ đồng. Mức phạt đó không thấm tháp vào đâu so với việc tốn kém của xử lý nước thải, nhất là những hậu quả kinh khủng gây ra trên cả bình diện xã hội và môi trường. Chính sách pháp luật của chúng ta rõ ràng thiếu sự nghiêm khắc đối với hành vi xâm hại sức khoẻ con người. Cách xử lý lại giống như trò đánh đu, không đủ sức răn đe.
Có thể thấy trong nhiều vụ việc không phải do chính quyền địa phương hay các cơ quan chức năng phát hiện mà chủ yếu từ người dân, báo chí. Điều có thể thấy rõ là về mặt giám sát, quản lý thì chính quyền, các cơ quan nhà nước không kịp thời nắm bắt, không hoàn thành nhiệm vụ. Dường như cả hệ thống chính trị không vào cuộc hiệu quả, chính quyền không thực thi hết bổn phận của mình, chuyên chạy theo “sự cố”, chỉ biết cái không quản được sau sự cố mà thôi. Hệ thống giám sát không bám sát thực tiễn. Khi sự cố đã xảy ra, người gánh chịu hậu quả là nhân dân và xã hội.
Giải quyết bức xúc của dân không thể chỉ bằng “rút kinh nghiệm” - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Formosa xả thải ra biển

Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ TN-,MT vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết.
Một ví dụ gần đây là chuyện “ông Tây” lội mương, vớt rác ở Hà Nội. Chuyện diễn ra, đưa lên mạng xã hội rồi chính quyền không biết gì, lúc đầu thì phản ứng, sau thì khen thưởng, rồi mới tự tổ chức dọn dẹp ở đấy. Việc của mình mà mình không tự giác làm, giống như có ông khách ở đâu đi qua nhà ta thấy sân vườn rác rưởi bẩn thỉu, tự nguyện vào giúp ta dọn dẹp. Mình là chủ nhà mà không có trách nhiệm gì với chính mình, sao không thấy xấu hổ nhỉ?
 
 
Giải quyết bức xúc của dân không thể chỉ bằng “rút kinh nghiệm” - ảnh 3
Mỗi khi xảy ra sự cố rồi mới chạy theo, rồi lại nói là “bài học” rồi “rút kinh nghiệm”. Chính quyền, cơ quan chức năng rút kinh nghiệm xong thì dân đã sống dở, chết dở rồi. Không phải vô cớ mà người ta nói “sợi dây kinh nghiệm” ở VN là dài nhất thế giới, rút mãi không bao giờ hết…

Giải quyết bức xúc của dân không thể chỉ bằng “rút kinh nghiệm” - ảnh 4
 
GS-TS Phạm Xuân Hằng
 

Tôi cho rằng rất nhiều người trong đội ngũ cán bộ, công chức chưa biết tự trọng, chưa thấy trách nhiệm của mình là người được dân bầu, chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Anh không bám sát cơ sở, thực tiễn cuộc sống để thấy được những vấn đề cần giải quyết. Nếu anh chỉ ngồi một chỗ rồi đưa ra những mệnh lệnh thì đó là những mệnh lệnh, những chính sách “phòng lạnh”, vô cảm, và hậu quả là vòng luẩn quẩn luôn phải chạy theo các sự cố.

Theo ông đâu là nguyên nhân của những bất cập nêu trên?
Tôi cho rằng nguyên nhân chính là chính quyền cơ sở, các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm của mình. Chính vì thế có chuyện anh luôn phải chạy theo sự cố ngay trên chính địa bàn mình. Vụ Công ty đa cấp Liên kết Việt, báo chí đã nêu từ giữa năm ngoái nhưng đầu năm 2016 mới bắt đầu kiểm tra, đến lúc đó đã có thêm mấy nghìn gia đình lao đao rồi. Đây không chỉ là câu chuyện không có tầm nhìn, không hết trách nhiệm, không bao quát hết nhiệm vụ của mình mà còn là thái độ dây dưa, thờ ơ, rề rà, coi mọi chuyện là “bình thường”, nhỏ như “cái móng tay”, coi những vấn đề bức xúc của xã hội, của dân là việc của ai đó chứ không phải việc trách nhiệm xử lý của mình.
Có người nói rằng mỗi khi có động thổ, khai trương nhà máy nào đó thì các quan chức đến rất đông để vỗ tay, nhận phong bì nhưng việc kiểm tra, giám sát các yêu cầu bắt buộc cho việc vận hành đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường thì không thấy ai cả. Người ta sai phạm lúc nào anh cũng không biết, sự cố xảy ra mới tới. Có lẽ thái độ đó là sức ì mà cải cách hành chính bao nhiêu năm nay vẫn không đạt được kết quả mong muốn. Như có đại biểu Quốc hội đã nói về tình trạng công chức “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”, không biết thực tiễn đang diễn ra ở địa bàn mình như thế nào, không nhận rõ được trách nhiệm của chính mình đến đâu trong việc xử lý những bức xúc hiện tồn tại, thì cũng cùng dạng “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”, dân đâu được nhờ chi.
Mỗi khi xảy ra sự cố rồi mới chạy theo, rồi lại nói là “bài học” rồi “rút kinh nghiệm”. Chính quyền, cơ quan chức năng rút kinh nghiệm xong thì dân đã sống dở, chết dở rồi. Không phải vô cớ mà người ta nói “sợi dây kinh nghiệm” ở VN là dài nhất thế giới, rút mãi không bao giờ hết…
Trách nhiệm
Vậy đâu là cách thức để giải quyết cho vấn đề này?
Nhiều cán bộ giờ nói hay nhưng làm thì rất dở. Bây giờ, người dân chỉ chú ý việc làm có kết quả đến đâu thôi. Tôi quan sát vừa qua trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội nhiều ứng viên đi tiếp xúc cũng hứa hẹn nhiều điều quá sức của mình, hứa hẹn những cái rất ghê gớm. Nếu anh làm hết trách nhiệm trong phạm vi của mình đã tốt lắm rồi.
Thêm vào đó là luật pháp thực hiện chưa được nghiêm, “công bộc” thực thi pháp luật ở cơ sở chưa hết trách nhiệm của mình, chế tài nhiều cái chưa phù hợp. Nhiều vấn đề liên quan sức khoẻ, tính mạng con người nhưng chúng ta cứ chần chừ năm nọ qua năm kia để chỉnh sửa. Những chuyện như thế phải xử lý nhanh, hình phạt phải thế nào mới răn đe được chứ nếu chỉ phạt tiền mà không ăn thua gì với lợi nhuận thì vi phạm sẽ còn tiếp diễn. Nếu anh nghĩ cho dân, vì dân anh sẽ có cách thức làm hiệu quả, dứt điểm.
Thực ra để quy trách nhiệm cũng là chuyện không đơn giản. Nếu cán bộ, công chức có những sai phạm cụ thể thì việc xử lý có lẽ thuận lợi hơn. Nhưng để xử lý với cái mà chúng ta gọi là “thờ ơ, vô cảm” thì dường như khó khăn hơn nhiều?
Ở đây có câu chuyện trách nhiệm của Đảng và trách nhiệm của chính quyền. Đảng ta là Đảng cầm quyền, vậy khi chính quyền các cấp hoạt động có vấn đề sai phạm này kia thì cấp ủy cùng cấp có trách nhiệm gì không? Lý thuyết là có nhưng thực tiễn lại rất hạn chế. Khi môi trường quyền lực không rõ ràng, thì xác định trách nhiệm người đứng đầu như thế nào đây?
Hiện tại chúng ta có mấy loại trách nhiệm thế này: trách nhiệm tập thể (vì tập thể lãnh đạo); trách nhiệm cá nhân (vì cá nhân phụ trách); trách nhiệm trước pháp luật (cho mọi người từ dân đến quan). Mới đây khi bị chất vấn một đồng chí lãnh đạo Chính phủ có nhận “trách nhiệm chính trị”. Hơn một thập niên nay, xuất hiện thêm “trách nhiệm người đứng đầu”. Năm phạm trù trách nhiệm trên cụ thể, rõ ràng đối với cán bộ, công, viên chức to nhỏ trong hệ thống chính trị đương thời. Nhưng, hóa ra chính cái cụ thể ấy làm cho chẳng quy trách nhiệm được cụ thể cho chủ thể nào. Chỉ biết “hoà cả làng” nên trách nhiệm gánh vác hậu quả là nhân dân, còn cả làng (tức là hệ thống) chỉ “rút kinh nghiệm”.
Tôi cho rằng đây là vấn đề cần làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng để xử lý được thì không nên quy vào “trách nhiệm chính trị”, vì trách nhiệm ấy chung chung quá, mà tất cả trên nền pháp luật, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Hệ thống chính trị cũng cần phải được đổi mới, sao cho khắc phục được tình trạng cồng kềnh, giẫm chân nhau, trách nhiệm không rõ ràng.
Cái chúng ta hướng tới là chỉ có “trách nhiệm trước pháp luật” mà thôi. Hiến pháp đã xác định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp cũng quy định rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản VN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Cho nên sai phạm ở đâu thì xử lý ở đó trên tinh thần pháp luật chứ không trên tinh thần của chính trị mà “rút kinh nghiệm”.
Một nhóm các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu dược liệu, dược phẩm đã có thư gửi Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo hàng loạt nhãn hiệu thực phẩm chức năng trinh nữ hoàng cung có vấn đề về chất lượng. Ngày 31.3, trong buổi làm việc với nhóm các nhà khoa học, Cục An toàn thực phẩm cam kết sẽ yêu cầu các đơn vị công bố sản phẩm trinh nữ hoàng cung phải công bố rõ hàm lượng và có phiếu kiểm nghiệm hoạt chất chính của trinh nữ hoàng cung. Với các sản phẩm trinh nữ hoàng cung đang lưu hành sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng.
Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thấy Cục An toàn thực phẩm thông báo về việc lấy mẫu xét nghiệm chất lượng sản phẩm trinh nữ hoàng cung như đã đưa ra tại cuộc họp. “Hiện tại, chủ trương giám sát chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng quảng bá có thành phần trinh nữ hoàng cung đã được thông báo bằng văn bản nhưng thực tế chúng tôi chưa được biết về việc làm cụ thể của cơ quan chức năng, trong khi sản phẩm này liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, được quảng bá sử dụng cho người u xơ tủ cung, u nang buồng trứng”, một nhà khoa học tâm huyết nói.
Nam Sơn (ghi)

Ý kiến:
Phải quy được trách nhiệm người đứng đầu
Thời gian qua, Chính phủ đã có những thay đổi về thể chế quản lý kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta chưa rà lại những thể chế quản lý nhà nước về mặt xã hội như quản lý lề đường, ô nhiễm môi trường, y tế, hộ khẩu… và phần nào đó tạo ra bức xúc của người dân. Khi xảy ra sự cố lại khó quy trách nhiệm được cho cá nhân, người đứng đầu mà cứ trách nhiệm chung chung. Thời gian tới Quốc hội cần phải rà soát thể chế để nhanh chóng sửa đổi. Tôi nghĩ xin lỗi dân là điều tốt nhưng sau lời xin lỗi phải có giải pháp khắc phục chứ không thể xin lỗi hay “rút kinh nghiệm” mãi. Muốn làm điều đó thì trong bộ máy nhà nước, chính quyền phải có sự phân công công việc rõ ràng, phải quy được trách nhiệm của người đứng đầu. Đặc biệt phải rõ ràng trong mô tả công việc của cán bộ, nhân viên để tránh trường hợp bộ máy luôn cồng kềnh, ai cũng nói mình nhiều việc lắm nhưng cụ thể việc gì, trách nhiệm ra sao lại không rõ. Mình cứ nói phải tinh giản biên chế nhưng không làm được vì không làm rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng công chức, viên chức. Cơ chế này khiến cá nhân không ai dám giải quyết một sự vụ mà phải họp qua nhiều ban bệ mới dám quyết định, đến khi họp xong thì vụ việc đã chậm trễ rồi.
TS Trần Hoàng Ngân
Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa 14
Người đứng đầu phải có văn hoá từ chức
Việc chậm trễ giải quyết sự cố sẽ rất nguy hiểm bởi sự cố đó có thể gây hại cho hàng triệu người, tổn hại lớn đến kinh tế. Nguy hiểm nhất của việc chậm trễ giải quyết là sự đổ vỡ hay mất niềm tin của người dân đối với chính quyền và điều này nếu cứ lặp đi, lặp lại sẽ rất khó để hàn gắn. Giải pháp để hạn chế giải quyết bức xúc bằng việc cứ “rút kinh nghiệm” cần có sự quyết liệt của người đứng đầu, từ cấp cao nhất. Điển hình như vụ quán cà phê “Xin Chào”, nếu không có sự quyết liệt của người đứng đầu TP.HCM thì có thể quy trình xử lý vụ việc sẽ kéo dài và có thể khựng lại. Người đứng đầu cũng cần có văn hoá nhận trách nhiệm, thậm chí sẵn sàng từ chức khi để sự cố xảy ra. Ngoài ra, cơ chế cần phải minh bạch, công khai mọi vấn đề để từ đó người dân giám sát hoạt động của chính quyền. Người dân cũng phải tạo áp lực, buộc chính quyền phải hành động theo đúng mệnh lệnh, đòi hỏi từ cuộc sống.
Ông Đặng Văn Khoa
Uỷ viên Uỷ ban T.Ư MTTQ VN
Trung Hiếu (ghi)

 

Trường Sơn 
(thực hiện)