27/12/2024

Ngộp thở với toa thuốc 17 loại

Bệnh nhân có nhiều dấu hiệu trầm cảm nặng, bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhức đầu, rối loạn thần kinh và cho toa 17 loại thuốc với hơn 400 viên, trong đó có nhiều loại tương tự nhau.

 

Ngộp thở với toa thuốc 17 loại

 

Bệnh nhân có nhiều dấu hiệu trầm cảm nặng, bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhức đầu, rối loạn thần kinh và cho toa 17 loại thuốc với hơn 400 viên, trong đó có nhiều loại tương tự nhau.

 

 

 

 

Ngộp thở với toa thuốc 17 loại
Toa thuốc 17 loại với 400 viên thuốc – Ảnh: L.TH.H.

 

 

 

Bệnh nhân là chị N.T.T.L. (33 tuổi, TP.HCM). Do tiếc tiền thuốc hết 3,9 triệu đồng nên chị L. vẫn uống cho hết thuốc dù rất băn khoăn là nên uống hay không!

Trầm cảm hay nhiễm ký sinh trùng?

Theo chị N.T.T.L., năm 2011 chị sinh con gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Do chậm con nên trong suốt thời gian mang thai chị luôn lo sợ sinh con ra bị dị tật. Dù con bình thường nhưng chị L. lại rơi vào trạng thái sợ con, có lúc muốn giết con. Được gia đình khuyên giải, chị được giải tỏa nên không đi khám bệnh.

Năm 2013, một tuần sau khi bà nội mất, con gái chị bệnh nặng phải nằm viện thì tình trạng của chị bộc phát mạnh. Chị mất ngủ, muốn giết con, không muốn sống…

Đến Phòng khám đa khoa Hòa Hảo (Trung tâm Medic cũ) khám, chị được bác sĩ chẩn đoán bị stress, căng thẳng thần kinh, và kê toa thuốc nhưng hết thuốc thì tình trạng như cũ. Chị lại đến bác sĩ tư ở gần nhà khám bệnh và uống thuốc. Nhưng tình trạng cứ tái diễn. Bác sĩ này khuyên chị đến chuyên khoa tâm thần nhưng chị không đi.

Tháng 12-2015, chị đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ cho chụp MRI và nói chị bị viêm xoang rồi cho thuốc giảm đau, an thần, về nhà chị ngủ được nhưng sau đó trở lại như cũ. Chị đến bác sĩ tư khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị trầm cảm, cho thuốc uống mà chị không đỡ.

Tháng 5-2016, chị được giới thiệu đến khám ở chỗ bác sĩ N.H.H. của Phòng khám đa khoa Hòa Hảo. Nghe chị kể, bác sĩ nói có thể chị bị nhiễm ký sinh trùng não và hẹn đến khám.

Khi xem phim MRI của Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ H. nói thấy có những nốt trắng nhỏ trong não. Chị được cho xét nghiệm máu – nước tiểu, siêu âm bụng, khám phụ khoa, siêu âm tim, chụp MRI và chẩn đoán bị nhức đầu, rối loạn thần kinh, rồi kê toa cho chị 17 loại thuốc, trong đó có ba loại thuốc trị giun sán, ba loại chống dị ứng và giải độc gan, bốn loại thuốc giảm đau, ba loại thuốc ngủ, ba loại thuốc bổ và một loại đặt âm đạo (theo toa của bác sĩ khám phụ khoa). Có loại thuốc được dặn uống thử nửa viên, chờ quá 10 ngày nếu không có phản ứng nặng thì uống tiếp…

Ngộp thở với toa thuốc 17 loại
 

“Bao vây” bất hợp lý

Khi xem toa thuốc, PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức – khoa dược Đại học Y dược TP.HCM – cho rằng bác sĩ H. kê đơn theo kiểu bao vây rất bất hợp lý.

Với 17 loại thuốc bác sĩ H. kê có hai loại không biết là thuốc gì vì đọc không được. Trong ba thuốc trị giun sán, có thuốc ascarantel chỉ sử dụng khi xác định chắc chắn bệnh nhân bị nhiễm giun mới dùng.

“Bác sĩ dùng tới ba loại thuốc để đánh kiểu bao vây đủ thứ hết. Trong đơn đến bốn loại giảm đau, hạ sốt, chống viêm cũng bất hợp lý. Ba loại thuốc ngủ bác sĩ H. cho có một loại thuốc hướng thần trị bệnh tâm thần phân liệt, loạn trí. Ngoài ra việc đã kê panadol rồi còn cho balarat (trong đó có panadol) là hơi quá liều” – PGS Đức phân tích.

Chúng tôi đã chuyển toa thuốc này cho bác sĩ Phan Thanh Hải – giám đốc Phòng khám đa khoa Hoà Hảo – xem lại và có ý kiến về toa thuốc này có phù hợp với chẩn đoán, toa thuốc kê có hợp lý, vì sao bác sĩ cho nhiều loại thuốc có cùng công dụng…

Theo bác sĩ Hải, phòng khám đã họp các bác sĩ nội khoa, thần kinh và hội đồng khoa học đánh giá. Phòng khám nhận xét việc bác sĩ H. cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ (MRI) và xét nghiệm máu là phù hợp.

Về toa thuốc điều trị, theo giải trình của bác sĩ H. là không tương tác thuốc và rất chi tiết. Do bệnh nhân có yếu tố lo âu tâm thần nên có hỗ trợ thuốc hướng thần.

Vì bệnh khó trị nên phải điều trị đặc biệt với liều thuốc thấp, phối hợp nhiều thuốc, kéo dài thời gian. Bác sĩ H. có dẫn chứng nhiều tư liệu cho phép điều trị phối hợp như vậy.

Bác sĩ Hải cũng cho biết thêm bác sĩ H. đã lớn tuổi (gần 70) và nguyên là bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ H. từng có công trình báo cáo khoa học ở hội nghị thần kinh được công nhận là điều trị thành công các trường hợp như vậy với phác đồ tương tự.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, để chẩn đoán một bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng lạc chỗ phải dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, hình ảnh trên não, xét nghiệm huyết thanh…

Dựa theo triệu chứng của bệnh nhân kê, có thể bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do nguyên nhân tâm lý hoặc do bệnh lý thực thể. Tốt nhất là bệnh nhân đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh và chuyên khoa tâm thần để xác định chính xác bệnh.

LÊ THANH HÀ ([email protected])