05/11/2024

Điện ảnh Việt cần làm nhiều phim về cuộc sống đương đại

Là nhà tuyển phim lâu năm cho Liên hoan phim quốc tế Gwangju (Hàn Quốc), từng làm giám khảo cuộc thi Phim tài liệu quốc tế châu Á tại VN, bà Pock Rey Cho đã chia sẻ với Thanh Niên những suy nghĩ về điện ảnh Việt.

 Nhà tuyển phim Hàn Quốc Pock Rey Cho:

Điện ảnh Việt cần làm nhiều phim về cuộc sống đương đại

 

Là nhà tuyển phim lâu năm cho Liên hoan phim quốc tế Gwangju (Hàn Quốc), từng làm giám khảo cuộc thi Phim tài liệu quốc tế châu Á tại VN, bà Pock Rey Cho đã chia sẻ vớiThanh Niên những suy nghĩ về điện ảnh Việt.





Đoàn phim 'Thần tượng' của VN tại Liên hoan phim quốc tế Gwangju  /// Ảnh: NVCC

 

Đoàn phim ‘Thần tượng’ của VN tại Liên hoan phim quốc tế GwangjuẢNH: NVCC


Từng theo dõi điện ảnh Việt suốt 10 năm trở lại đây để tuyển phim đi tham dự Liên hoan phim quốc tế (LHPQT) Gwangju, bà có nhận xét gì về sự phát triển của điện ảnh Việt?
– Từ những phim Việt đầu tiên đến với LHPQT Gwangju nhưThương nhớ đồng quê và Bao giờ cho đến tháng Mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh (năm 2005), khán giả Hàn đã rất yêu thích phim Việt và đặt rất nhiều câu hỏi khi giao lưu với đạo diễn Việt trong các kỳ LHP. Trong các phim Việt dự LHP Gwangju, phần hình ảnh rất đẹp, các góc quay đều rất có hồn. Chẳng hạn phimNgọc Viễn Đông (đạo diễn Cường Ngô) chiếu tại LHP Gwangju năm 2012 được khán giả Hàn dành cho rất nhiều thiện cảm. Một số phim Việt đem đến cho khán giả sự hiểu biết về lịch sử VN, chẳng hạn như phim Những đứa con của làng của đạo diễn Nguyễn Đức Việt, chiếu tại LHP Gwangju năm 2014. Tôi đặc biệt ấn tượng với các đạo diễn này.
Sau này, LHP Gwangju đón nhận nhiều phim của đạo diễn trẻ VN hơn nữa và các tác phẩm này đều ghi được những dấu ấn riêng. 10 năm theo dõi điện ảnh Việt, tôi nhận thấy nếu như phim của các đạo diễn thế hệ trước thường có đề tài chiến tranh, hậu chiến, thì phim của thế hệ đạo diễn trẻ sau này ngày càng gần gũi với cuộc sống đời thường hơn, trẻ trung hơn, hấp dẫn hơn, và tính thương mại cũng cao hơn, như phim Thần tượng của đạo diễn Quang Huy gần đây chẳng hạn. Đây là một tín hiệu vui cho nền điện ảnh.
* Điện ảnh Hàn ngày càng phát triển mạnh mẽ, thậm chí còn tạo nên làn sóng văn hóa Hàn ở nhiều nước trong khu vực châu Á. Theo bà, điện ảnh Việt cần làm gì để có thể phát triển được như vậy?
Điện ảnh Việt cần làm nhiều phim về cuộc sống đương đại

Bà Pock Rey Cho

– Ngoài ưu điểm ở sự thay đổi của điện ảnh Việt như tôi đã nói ở trên, vẫn phải thừa nhận một số nhược điểm của phim Việt: thiếu sự ẩn dụ, nặng tính minh hoạ nội dung, chưa nhiều đột phá về nghệ thuật. Theo tôi, các nhà điện ảnh Việt cần có nhiều cơ hội để hợp tác làm phim với các nhà điện ảnh nước ngoài hơn nữa, để từ các cơ hội hợp tác đó, sẽ học hỏi thêm nhiều điều hay của nhau.


Bà Pock Rey Cho được biết đến như một nhân vật kỳ cựu và giàu kinh nghiệm tổ chức các LHPQT ở khu vực châu Á. Từ năm 2005 tới nay bà đảm nhiệm công việc tổ chức LHPQT Gwangju. Bà còn là người tổ chức Tuần lễ phim Hàn Quốc tại LHP Kim Kê Bách Hoa Trung Quốc lần thứ 12 (tháng 11.2003) và lần thứ 13 (tháng 11.2004), Tuần lễ phim Việt Nam – Hàn Quốc tại Hà Nội và TP.HCM (từ 8 – 17.12.2006)…

Đồng thời, hãy làm thêm nhiều bộ phim mang đề tài cuộc sống đương đại, đó là điều khán giả nước ngoài mong muốn được xem. Điện ảnh Hàn có được những thước phim đẹp, tỉ mỉ tới từng khuôn hình, chinh phục được khán giả nhiều nước với những câu chuyện đời thường xúc động đến vậy cũng phải trải qua nhiều năm tháng học hỏi.

Tại Hàn Quốc hiện nay có tới 70% phim được sản xuất hằng năm là phim thương mại, tuy nhiên nguyên do khiến phim thương mại Hàn khá ăn khách ở thị trường trong nước và nước ngoài là bởi nội dung mang tính nghệ thuật, có rất nhiều chi tiết khiến người xem rung động. Một bộ phim thành công phải bao gồm cả hai yếu tố thương mại và nghệ thuật, đồng thời cần đột phá ở nhiều mặt, như dựng phim, hóa trang, phục trang, quay phim…
* Từng hai lần đến VN với vai trò giám khảo cho cuộc thi Phim tài liệu châu Á, bà có nhận xét gì về phim tài liệu VN?
– Phim tài liệu Việt có những đoạn phim khiến người ta cảm động nhưng đề tài độc đáo thì chưa nhiều, trong khi cuộc sống VN lại có rất nhiều câu chuyện hay đáng để khai thác.
* Theo bà, chính sách phía VN đã thực sự tạo điều kiện cho việc thúc đẩy hợp tác làm phim giữa VN và nước ngoài?
– Vài năm trước, tôi từng cùng một đoàn phim Trung Quốc đến Hà Nội để khảo sát làm phim, tuy nhiên phía Cục Điện ảnh VN lúc đó quản lý rất chặt nên khó làm. Sau này khi cùng một đoàn phim Hàn Quốc sang VN làm phim thì tôi rất mừng khi thấy đoàn phim đã được phía VN rất tạo điều kiện hoạt động, cho thấy chính sách của VN đối với các dự án điện ảnh hợp tác đã thông thoáng hơn rất nhiều.
Công việc của tôi là thường xuyên tham gia tổ chức các LHPQT ở các nước châu Á, giúp đỡ các công ty điện ảnh Hàn Quốc hợp tác làm phim với các nước khác. Vì vậy, tôi cũng rất mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác làm phim hơn nữa với VN. Văn hóa VN và Hàn Quốc rất gần gũi, con người VN khá tương đồng với con người Hàn Quốc, ngoại hình dịu dàng nhưng bên trong rất kiên cường, mạnh mẽ. Tôi tin rằng chúng ta sẽ hiểu nhau.

 

Lucy Nguyễn 
(thực hiện)