Rắc rối từ bệnh trưởng thành sớm
Tình trạng rối loạn hormone hiếm gặp đã đẩy một bé trai mới đầy tuổi nhưng cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh và xuất hiện ham muốn tính dục.
Rắc rối từ bệnh trưởng thành sớm
Tình trạng rối loạn hormone hiếm gặp đã đẩy một bé trai mới đầy tuổi nhưng cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh và xuất hiện ham muốn tính dục.
Bé trai tên Akash (đã đổi tên) ở Delhi, Ấn Độ, được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hormone hiếm gọi là “trưởng thành sớm”. Khi Akash mới 6 tháng tuổi, gia đình phát hiện những đặc điểm bất thường ở cậu bé, như chiều cao hơn hẳn độ tuổi và hình dáng bộ phận sinh dục cũng phát triển nhanh đến không ngờ. “Chúng tôi cho rằng Akash chỉ lớn hơn các bé khác, nhưng sau đó ai cũng có thể thấy điều bất thường. Bộ phận sinh dục của bé phải cỡ đàn ông trưởng thành”, theo tờ Deccan Chronicle dẫn lời người mẹ Shabnam Praveen.
“Thông thường tình trạng rối loạn này xuất phát từ khối u ở não hoặc bao tử, nhưng chúng tôi không tìm thấy chỉ dấu nào như vậy qua các báo cáo thử máu. Đứa bé may mắn vì khối u thường xảy ra biến chứng và dẫn đến ung thư”, theo bác sĩ điều trị Vaishakhi Rustagi thuộc Bệnh viện chuyên khoa Max Super ở Shalimar Bagh, Delhi. Khi bác sĩ tiếp nhận ca này, Akash đã 18 tháng tuổi, nhưng não phát triển tương tự bé trai 12 tuổi, trong khi hàm lượng testosterone đáng lẽ chỉ xuất hiện ở đàn ông 25 tuổi. Thông thường, hàm lượng testosterone ở bé trai 1 tuổi chỉ vào khoảng 20 nanogram/deciliter nhưng ở bệnh nhi này, chỉ số lên đến 500 – 600 nanogram/deciliter. Do vậy, cậu bắt đầu xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục và mọc râu trên mặt.
TIN LIÊN QUAN
Bé trai 1 tuổi đã dậy thì giống đàn ông 25 tuổi
Dù mới hơn 1 tuổi nhưng bé trai Vaibhav ở vùng thủ đô Delhi, Ấn Độ đã phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành. Mức hoóc môn sinh dục nam testosterone trong cơ thể cậu bé đặc biệt cao, tương đương với người 25 tuổi.
Bác sĩ Rustagi cho hay xác suất xuất hiện tình trạng trưởng thành sớm ở bé trai là 1 trong số 100.000, và 1 trong số 10.000 ở bé trai tuổi từ 8 – 10. Tình trạng này phổ biến hơn ở các bé gái độ tuổi 8 – 10, đặc biệt ở khu vực thành thị. “Do bệnh nhi còn quá nhỏ, bé có thể gặp khó khăn khi đối mặt với những thay đổi trong cơ thể. Các thôi thúc về tính dục cũng xảy đến. Trưởng thành sớm là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với đứa trẻ ở tuổi này, khiến chúng trở nên hung tợn. Sức mạnh về cơ bắp tăng đến mức thậm chí cha mẹ cũng không thể khống chế con của họ”, bác sĩ Rustagi giải thích.
Bệnh nhi đã được tiếp nhận liệu pháp điều trị hormone và trong vòng 5 tháng, tình trạng testosterone và kích thước bộ phận sinh dục đã giảm. Mỗi tháng bé Akash được tiêm một liều ngăn chặn các hiệu ứng của hormone. Quá trình điều trị sẽ được tiếp tục cho đến khi nào bệnh nhi đủ nhận thức để hiểu và chấp nhận những thay đổi trong cơ thể. “Nếu không được điều trị, bệnh nhi dạng này sẽ không tăng trưởng hormone trong vài năm nữa và kích thước cơ thể sẽ duy trì ở mức 1 – 1,4 m”, theo bác sĩ Rustagi.
Tụ Yên