23/01/2025

Trẻ tự kỷ làm… nông dân

Trên một khu đất rộng, lúa đang trổ đòng thơm mát và bắp thì khoe trái trĩu cây. Rồi nào rau, nào đậu xanh um… Thật bất ngờ, “nông dân” ở đây chính là những trẻ tự kỷ.

 

Trẻ tự kỷ làm… nông dân

Trên một khu đất rộng, lúa đang trổ đòng thơm mát và bắp thì khoe trái trĩu cây. Rồi nào rau, nào đậu xanh um… Thật bất ngờ, “nông dân” ở đây chính là những trẻ tự kỷ.




Trẻ tự kỷ và một số trẻ khuyết tật khác đang làm đồng - Ảnh: Như Lịch

 

Trẻ tự kỷ và một số trẻ khuyết tật khác đang làm đồng – Ảnh: Như Lịch


Lái máy cày
 
 
Trẻ tự kỷ làm… nông dân - ảnh 1
Đây là mô hình hiếm có cho trẻ khuyết tật,
nhất là trẻ tự kỷ để hoà nhập và phát triển bản thân. Từ đó, sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội 
Trẻ tự kỷ làm… nông dân - ảnh 2
 
VŨ THỊ DUNG
 

Một buổi sáng trong lành giữa tháng giêng, như thường lệ, thầy trò Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Khai Trí (ấp Bàu Cạp, xã Nhuận Đức, H.Củ Chi, TP.HCM) đã có mặt ở nông trại phía sau trung tâm. Cậu bé T.M (Q.3) phấn khích điều khiển chiếc máy cày mini đẩy bằng tay, đi tới đi lui mấy chục vòng cho đến khi đất tơi ra. Theo sát hướng dẫn T.M là một thầy giáo trẻ.

Thấy phụ huynh đến thăm, T.M vẫn lái máy cày, miệng lặp mãi hai từ: “Ba… xuống! Ba… xuống…”. Những học viên khác thỉnh thoảng thay phiên cho T.M, hoặc dùng cuốc vun thành từng luống để chuẩn bị trồng rau lang.
Ở khu chòi trồng nấm, hai bạn trẻ A.K (Phú Yên) và T.L (Việt kiều Úc) chất những bịch nấm giống lên xe rùa, rồi nhanh nhảu đẩy đi. Trong khi đó, H.T (quê Kiên Giang) cùng giáo viên đem cỏ vừa cắt đi đổ. Thầy Bùi Văn Đức, lớp kỹ năng 3, cho hay: H.T vào đây được gần 1 năm. Lúc đầu, H.T không biết mặc áo quần và làm vệ sinh cá nhân. Nhưng bây giờ, những việc đó đối với H.T đã trở thành “chuyện nhỏ”.
Chỉ những luống cải, đậu bắp lên chừng một gang tay, cô Võ Thị Thuỳ, Giám đốc trung tâm, nhận xét: “Dù trồng chưa được ngay hàng thẳng lối, chỗ quá thưa, chỗ lại quá dày, nhưng đó mới chính là các em!”. Cô Thuỳ nói thêm: “Chúng tôi trồng mỗi thứ một ít, thành ra cái gì cũng có cả”. Quả thật, không chỉ trồng lúa, bắp, mía, hẹ và rất nhiều loại hoa màu khác, những nông dân đặc biệt này còn nuôi cá trong những ruộng lúa nước và phụ chăm sóc thỏ, gà, vịt, chim trĩ…
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trung tâm, nơi đây có diện tích 12.000 m2 và hiện tiếp nhận 46 học viên. Phần lớn là trẻ tự kỷ và một số trẻ bệnh Down, tăng động giảm chú ý và khó khăn về ngôn ngữ. Trong đó, có 23 em nội trú đến từ TP.HCM và những tỉnh, thành khác. Bác sĩ Mẫm cho hay nhiều em trong tuổi dậy thì, không theo nổi các chương trình học ở những trường công và la hét, đập phá nên bị cho nghỉ học. Ở nhà bức bối, các em càng gia tăng hành vi bạo lực… Chính vì vậy, những phụ huynh đã gửi con em mình lên đây.
Được biết, người phụ trách chung khâu làm vườn ở đây chính là thạc sĩ nông học Huỳnh Ngọc Điền. Từng là đại biểu Quốc hội nay đã nghỉ hưu, ông cùng vợ là cô Võ Thị Thuỳ ở lại trung tâm này để giúp các em.
Trẻ tự kỷ làm… nông dân

Cùng nhau chăm sóc vạt bắp do chính các em trồng  

Đưa thực tế vào bài học
Theo lịch học, từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi ngày những em nội trú ra đồng hai lần: Từ 7 giờ 30 – 8 giờ 30 và từ 16 – 17 giờ (riêng học sinh ngoại trú chỉ làm buổi sáng). Mục đích là để các em tắm nắng, vận động – tập vật lý trị liệu, hòa mình vào thiên nhiên, biết được giá trị lao động và được hướng nghiệp.
“Cây bắp của em trồng đã lên bao nhiêu cen ti mét? Còn cây bên cạnh của bạn em? Vậy cây của em cao hay thấp hơn cây của bạn? Tại sao cao/thấp hơn?…”. Sau những giờ làm đồng, giáo viên ở đây thường xuyên đưa vào bài học cụ thể. Nhờ vậy, học sinh đỡ nhàm chán và có thể nhớ được quá trình trồng từng loại cây, nuôi từng loài vật. “Các em này cần làm mẫu rồi mới bắt chước làm theo. Nhưng phải làm mẫu trong thực tế chứ không phải lý thuyết suông trên lớp”, cô Thùy chia sẻ.
Xen kẽ những giờ ra đồng, các em còn được học văn hóa, bơi lội và các lớp năng khiếu. Song song đó, các em được trang bị những kỹ năng cần thiết như: chăm sóc sức khỏe, an toàn bản thân, tập nấu ăn – sử dụng đồng tiền hợp lý, tự lập và tự chủ trong cuộc sống… Buổi tối, các em còn được hát karaoke và thỉnh thoảng tham gia đốt lửa trại, thưởng thức khoai lang, bắp nướng cùng những “chiến lợi phẩm” do mình góp phần tạo ra.
“Chúng tôi mong các bậc cha mẹ không nên vì tâm lý tội nghiệp mà làm thay hoặc bù đắp cho con. Chúng ta không thể sống mãi với con, nên cần phải cho con học những kỹ năng để tồn tại”, cô Thùy nhắn nhủ.
Đến thăm trung tâm, thạc sĩ công tác xã hội Vũ Thị Dung (định cư ở Canada) thốt lên: “Đây là mô hình hiếm có cho trẻ khuyết tật, nhất là trẻ tự kỷ để hoà nhập và phát triển bản thân. Từ đó, sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội”. Bà Phi Thị Nhung (Việt kiều Canada) nhận xét: “Việc tiếp xúc với cuộc sống thực tế, thiên nhiên cây cỏ sẽ khơi dậy chiều sâu trong con người các em. Điều này cũng giúp các em phát triển tinh thần tương thân tương trợ của những người đồng cảnh ngộ. Chúng tôi mong muốn các giáo viên không ngừng được mở mang chuyên môn, hết sức tâm huyết với nghề để giúp trẻ khuyết tật tiến bộ hơn nữa”.

Như Lịch