23/01/2025

Nên sớm thí điểm miễn học phí THCS: Quá chậm so với thế giới

Giáo dục bắt buộc ít nhất 9 năm đã là xu hướng từ rất lâu trên thế giới, kể cả ở những nước được xem là nghèo hơn VN.

 
Nên sớm thí điểm miễn học phí THCS: Quá chậm so với thế giới
 
 
Giáo dục bắt buộc ít nhất 9 năm đã là xu hướng từ rất lâu trên thế giới, kể cả ở những nước được xem là nghèo hơn VN.






Nhiều nước từ lâu đã thực hiện giáo dục bắt buộc hết THCS ///  Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nhiều nước từ lâu đã thực hiện giáo dục bắt buộc hết THCSẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS), bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS.
Giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Một số nước như Anh, Hà Lan, Ba Lan, Mỹ… áp dụng giáo dục bắt buộc 12 năm. Các nước Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia…, hay Triều Tiên đều thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên. Cách đây 70 năm (năm 1947) Nhật Bản đã áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm. 30 năm trước, chỉ 8 năm sau đổi mới, Trung Quốc ban hành luật này. Còn VN sau 30 năm đổi mới vẫn chưa ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm là quá chậm so với thế giới.
VN cần triển khai luật này. Nhưng khó khăn lớn nhất khi thực hiện có thể là tài chính. Do đó, theo chúng tôi giải pháp tối ưu là cho một số tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển tiến hành thí điểm triển khai trước. Các tỉnh này thành lập các quỹ hỗ trợ giáo dục/học phí từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân có thu nhập cao, đồng thời thực hiện miễn học phí đối với cấp THCS. Quỹ hỗ trợ giáo dục/học phí này sẽ bù đắp phần thiếu hụt tài chính do không thu học phí đối với giáo dục đặc biệt 9 năm.
Nên sớm thí điểm miễn học phí THCS: Quá chậm so với thế giới - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Nên sớm thí điểm miễn học phí THCS

Nếu thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm có thể sẽ không còn tình trạng trẻ trong độ tuổi đến trường phải nghỉ học mưu sinh và một số nơi vì thành tích phổ cập mà cho lên lớp cả học sinh chưa đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng.


Sau đó, tiếp tục mở rộng thí điểm và đến lúc hội đủ điều kiện thì Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết và tiến tới ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm.
Giáo dục bắt buộc có thể chia ra 3 nhóm đối tượng như cách làm của Trung Quốc. Nhóm thứ nhất (chiếm khoảng 25% dân số) gồm thành phố và các vùng phát triển kinh tế ở các tỉnh ven biển và một số ít các vùng phát triển trong nội địa, đã được phổ cập THCS và hướng đến mục tiêu phổ cập THPT. Nhóm thứ hai (khoảng 50%) gồm các thị trấn, thị xã và vùng phát triển ở mức trung bình và các vùng còn tụt hậu về kinh tế, hướng đến đạt phổ cập THCS. Nhóm thứ ba (khoảng 25%) gồm các vùng nông thôn chậm phát triển kinh tế. Đồng thời chính phủ khuyến khích phương thức giáo dục từ xa hiện đại cho các trường tiểu học và trung học ở nông thôn. Bên cạnh đó, cần có nhiều chính sách, cơ chế đảm bảo nguồn quỹ cho giáo dục bắt buộc ở nông thôn, như kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân đóng góp cho quỹ.
Với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, những việc Bộ GD-ĐT cần phải làm gồm: Hoàn thành bộ chương trình và sách giáo khoa đúng mục tiêu: 9 năm phổ thông bắt buộc, 3 năm định hướng nghề nghiệp; thực hiện phân luồng mạnh đối với học sinh sau khi hoàn thành cấp học bắt buộc 9 năm: tổ chức thực nghiệm, thí điểm triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm.
Nghị quyết số 29/NQ-TƯ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” đã xác định triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020. Đây là một chủ trương đúng đắn vì sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi người.

 

Nhà giáo Nhân dân Lê Phước Long 
(Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị)