04/01/2025

Những thực phẩm tránh hâm nóng

Có những loại thực phẩm không nên hâm lại vì dễ hỏng trong lúc bảo quản hoặc protein bị phân huỷ trong quá trình xử lý.

 

Những thực phẩm tránh hâm nóng

 

Có những loại thực phẩm không nên hâm lại vì dễ hỏng trong lúc bảo quản hoặc protein bị phân huỷ trong quá trình xử lý.




Những thực phẩm tránh hâm nóng - ảnh 1

Những thực phẩm tránh hâm nóng - ảnh 2

Những thực phẩm tránh hâm nóng - ảnh 3

Khoai tây, cải bó xôi, nấm… không nên hâm đi hâm lại - ẢNH: THÁI NGUYÊN – HẠ HUY – MINH KHÔI

Sự hiện diện phổ biến của lò vi ba đang góp phần thổi bùng xu hướng mang thức ăn từ nhà đến sở làm, tạo điều kiện giúp giới nhân viên văn phòng tiết kiệm thời gian quý báu mỗi trưa. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng nên được hâm nóng. Cục Các tiêu chuẩn về thực phẩm của Anh (FSA) và Hội đồng thông tin thực phẩm châu Âu (EFIC) đã đưa ra danh sách thức ăn không nên được xử lý lại bằng lò vi sóng.
Gà và các loại gia cầm khác thường nhiễm vi khuẩn salmonella, trong khi trứng cũng không ngoại lệ. Điều này có thể gây ra vấn đề khi tiến hành hâm thịt gà trong lò vi ba, vì vi sóng không xâm nhập đều vào những vùng của thịt như sóng nhiệt. Có nghĩa là một số phần của thịt sẽ được nấu nhanh hơn các phần khác, nên khi xử lý thịt gà, cần trở đều các bên để đảm bảo chín kỹ. Một lý do khác tránh hâm nóng thịt gà là nó chứa hàm lượng protein cao hơn thịt đỏ, và cách phân huỷ protein cũng khác nhau, ăn vào khiến bụng bị khó chịu.
Cơm
Tờ Independent UK dẫn nguồn FSA cho hay quá trình nấu cơm để có thể bảo quản an toàn quan trọng hơn quá trình hâm cơm. Nếu cơm để qua đêm trong điều kiện nhiệt độ phòng, các bào tử nấm mốc sẽ sinh sôi và có thể làm người ăn trúng thực. Hâm cơm lại sau đó sẽ không giúp loại bỏ được những chất độc này.
Khoai tây
Vấn đề đối với khoai tây không phải là khâu hâm nóng, mà là ở quá trình bảo quản sau khi nấu nướng hoàn tất. Nếu chúng được để nguội trong điều kiện nhiệt độ phòng, và không đặt vào tủ lạnh sau đó, đây có thể là môi trường lý tưởng cho sự tăng trưởng của Clostridium botulinum (gây ngộ độc thực phẩm), đặc biệt khi chúng được gói trong bao thiếc. Cũng như cơm, hâm nóng khoai tây không giúp triệt tiêu chất gây ngộ độc.
Nấm các loại
Nấm chứa protein có thể dễ dàng bị phân hủy dưới tác động của enzyme và vi sinh vật, theo EFIC. Nếu không được bảo quản đúng cách, nấm có thể bị hư nhanh chóng và gây vấn đề cho bao tử. Thế nhưng, nếu chúng được đặt vào tủ lạnh không quá 24 giờ, có thể hâm nóng các món nấm ở nhiệt độ vừa phải 70 độ C.
Cải bó xôi và cải lá xanh
Cải bó xôi và cải lá xanh có thể chứa hàm lượng nitrate cao, phụ thuộc vào nơi trồng. Bản thân nitrate hoàn toàn vô hại, nhưng nó có thể chuyển hoá thành nitrite và kế đến là nitrosamine, với một số loại trong nhóm này bị liệt vào nhóm chất sinh ung thư, theo EFIC. Nitrosamine có thể ảnh hưởng khả năng truyền dẫn oxygen trong máu, và ở trường hợp trẻ nhỏ có thể gây nên “hội chứng trẻ em xanh xao”. Do vậy, Hội đồng châu Âu khuyên không nên hâm nóng cải bó xôi.

 

Tụ Yên