23/01/2025

TP.HCM ‘thay da đổi thịt’, công lớn của người dân

“Sự đi lên của TP.HCM luôn có dấu ấn đậm nét từ những đóng góp to lớn của người dân ngay cả ở những giai đoạn khó khăn nhất”.

 

TP.HCM ‘thay da đổi thịt’, công lớn của người dân

 

“Sự đi lên của TP.HCM luôn có dấu ấn đậm nét từ những đóng góp to lớn của người dân ngay cả ở những giai đoạn khó khăn nhất”.





Bộ mặt của TP.HCM đang thay đổi từng ngày  /// Ảnh: Vũ Tường Chiểu

 

Bộ mặt của TP.HCM đang thay đổi từng ngày Ảnh: Vũ Tường Chiểu


Đó là nhìn nhận của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, khi chia sẻ với Thanh Niên nhân dịp kỷ niệm 41 năm thống nhất đất nước.
Thưa bà, quá trình xây dựng, phát triển TP.HCM kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay, bà thật sự ấn tượng bởi những điều gì?
Sau ngày đất nước thống nhất và những năm đầu của Đổi mới, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng TP.HCM đã vượt qua để vươn lên. Làm được điều này, thứ nhất là nhờ lãnh đạo TP dám nghĩ, dám làm, biết lắng nghe, không ngừng tìm kiếm những giải pháp, những lối thoát từ trong cuộc sống, trong thực tiễn, chính từ những mô hình, những sáng kiến của cơ sở, của người dân. Những chính sách về đổi mới, nhất là chính sách kinh tế cho giai đoạn đầu Đổi mới có xuất phát điểm từ TP.HCM. Thứ hai, sự đi lên của TP.HCM luôn có dấu ấn đậm nét từ những đóng góp của người dân ngay cả ở những giai đoạn khó khăn nhất.
Và trong giai đoạn nâng cấp đô thị thời gian qua, cũng như hiện nay, dấu ấn người dân cũng rất đậm nét?
Vai trò cộng hưởng, đồng hành tích cực của người dân với các hoạt động của chính quyền, đã thật sự để lại dấu ấn. Sau khi TP đã lo được cái ăn, cái mặc, một trong những nhiệm vụ quan trọng là kiến tạo không gian đô thị đẹp, cộng đồng sống nhân văn. Trên thực tế, những khó khăn trong giai đoạn đầu, làm phát sinh ra nhiều khu ổ chuột ven kênh rạch trên địa bàn. Trong mấy chục năm qua TP luôn tập trung chăm lo cho đời sống người dân, trong đó có giải tỏa khoảng 30.000 căn nhà, mà hầu hết là nhà lụp xụp ven kênh rạch như Kênh Đôi – Kênh Tẻ, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm… với mục đích vừa tạo cuộc sống tốt hơn cho người dân, vừa kiến tạo không gian đô thị đẹp hơn, môi trường trong xanh hơn. Điển hình như kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được TP tập trung đầu tư nhưng phải nói đến yếu tố đặc biệt là được người dân đồng tình để di dời, giải toả, cải tạo tuyến kênh như vậy mà không xảy ra vấn đề gì.
 
 
TP.HCM 'thay da đổi thịt', công lớn của người dân - ảnh 1
TP.HCM 'thay da đổi thịt', công lớn của người dân


 
 
 
 
Tôi thấy lãnh đạo TP hay nói chỉ số tăng trưởng kinh tế tăng lên được bao nhiêu phần trăm, nhưng riêng người dân không thực sự quan tâm nhiều đến các chỉ số đó mà luôn quan tâm đặc biệt đến chất lượng sống. Làm sao để tất cả mọi người gắn bó mật thiết, thân thiện với TP để học hành, làm việc, sinh sống. Làm sao để tất cả có chung cảm nhận và hành động để TP thật sự có chất lượng sống tốt
TP.HCM 'thay da đổi thịt', công lớn của người dân - ảnh 3
 
 
 

Tôi nghĩ không chỉ có tiền bạc giải quyết được tuyến kênh này đâu, mà phải nói dự án này hoàn thành có công lớn của nhiều người, sự đồng tình của người dân rất lớn. Bây giờ nhà ven kênh rạch còn lại cũng có tới khoảng 20.000 căn nữa. Và vấn đề di dời cũng sẽ được TP triển khai trong những năm tới để TP trong 5 năm, 10 năm tới không còn hình ảnh nhà lụp xụp, trả lại môi trường tự nhiên những dòng kênh xanh. Bị di dời, giải tỏa để TP thực hiện những công trình lớn thì cuộc sống người dân ít nhiều có đụng chạm nhưng họ đều chấp nhận, chịu sự hy sinh cho TP thay da đổi thịt. Tôi nghĩ đó là công lớn của người dân. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm và là một vốn quý cho TP khi triển khai những công trình, dự án lớn về sau này.

Để có đô thị đẹp, bài bản thì rõ ràng phải tổ chức quy hoạch lại, nhưng thực tế ở nhiều khu vực quá trình thực thi còn quá chậm, khiến đời sống người dân sống trong vùng quy hoạch bị ảnh hưởng, thiệt thòi quyền lợi về nhà đất. Ý kiến bà thế nào?
Đúng là việc triển khai một số quy hoạch còn chậm, chưa theo ý muốn. Trong thực tế chúng ta mới thấy khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7) ở phía nam TP được triển khai có hình hài, được đánh giá là khu đô thị đẹp nhất cả nước, môi trường sống tốt. Bây giờ thì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) là có sự tập trung. Ở đây đã cơ bản đền bù xong rồi, đang triển khai hoàn chỉnh hạ tầng, các dự án cụ thể. Còn với khu đô thị tây bắc (H.Củ Chi) vẫn còn chậm. Việc chậm triển khai quy hoạch, điển hình còn có khu Thanh Đa (Q.Bình Thạnh). Đây là mảnh đất rất đẹp, mang đặc trưng sông nước để phát triển đô thị sinh thái tầm cỡ bởi không dễ gì TP này có 500 ha mà 3 mặt giáp sông Sài Gòn. Các chuyên gia từng khẳng định vị trí này mà quy hoạch tốt, làm đô thị sinh thái bài bản, thì không chỉ đẹp nhất VN đâu, mà của cả khu vực và thế giới, nhưng nếu làm không tốt thì cũng tạp nham và rất uổng.
Tôi nghĩ việc chậm triển khai quy hoạch khiến nhiều hộ dân bị thiệt thòi quyền lợi về nhà đất, điều kiện sống bị hạn chế. TP nên bàn bạc, nói rõ với người dân hướng triển khai như thế nào để người dân thấy được lợi ích. Chúng ta có thể mời gọi người dân tham gia vào những dự án đó với tư cách là những người chủ, những cổ đông, tham gia với vai trò tích cực. Họ phải là những người chủ thật sự, góp sức, hiến kế, chia sẻ để đảm bảo thực thi dự án có hiệu quả, bền vững.
Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng từng tỏ rõ ý chí là TP.HCM quyết tâm giành lại vị thế Hòn ngọc Viễn Đông. Theo bà, điều kiện cần và đủ cho khát vọng này thành hiện thực là gì?
Đó là một khát vọng đẹp mà chúng ta hướng đến. Mong muốn của người dân là làm sao để cho TP ngày càng tốt hơn. Nếu có sự chung sức, chung lòng thì chúng ta hoàn toàn có thể bứt phá. Tôi nghĩ khi đã đặt ra những mục tiêu quan trọng, thì mình phải có bước đi phù hợp. Đừng bao giờ rời bỏ những mục tiêu mà mình thấy đúng. Từng nhiệm kỳ có thể chưa đạt đến những mục tiêu tổng quát, chiến lược nhưng mình có hướng tới, có quyết tâm thực sự, có đạt được những kết quả, dù mới là bước đầu thì mình cũng đã tạo niềm tin cho người dân rồi.
Tại sao hồi xưa người ta nói ở đây là Hòn ngọc Viễn Đông? Nói như thế là nói đến đẳng cấp, bản sắc của TP này. Thành ra chúng ta phải cố gắng vươn lên để xứng đáng với lịch sử của vùng đất, xứng đáng với đòi hỏi của tương lai phát triển. Vấn đề này đòi hỏi vai trò của người lãnh đạo TP rất lớn, phải biết khơi thông tiềm năng, trí tuệ từ trong dân. Biết thực sự lắng nghe người dân, chứ nếu không thực sự lắng nghe, không lựa chọn được phương án tối ưu thì dễ gặp rủi ro lắm. Tài năng, trí tuệ trong dân rất lớn, mà mình có hút vào bộ máy của mình bao nhiêu đâu nên phải biết cầu thị, lắng nghe để cùng tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất; chứ TP bây giờ phát triển thế này mà ồn ào náo nhiệt quá, môi trường sống không tốt, giao thông áp lực quá khiến người ta sẽ đi đến nơi khác sống thì mình cũng không thể nói là phát triển thành công được. Để các áp lực ngày càng gia tăng sẽ là điều không tốt.
Tôi thấy lãnh đạo TP hay nói chỉ số tăng trưởng kinh tế tăng lên được bao nhiêu phần trăm, nhưng riêng người dân không thực sự quan tâm nhiều đến các chỉ số đó mà luôn quan tâm đặc biệt đến chất lượng sống. Làm sao để tất cả mọi người gắn bó mật thiết, thân thiện với TP để học hành, làm việc, sinh sống. Làm sao để tất cả có chung cảm nhận và hành động để TP thật sự có chất lượng sống tốt. Điều này mình đã nêu ra trong nghị quyết của mình rồi, và được người dân quan tâm lắm. Quan trọng là vấn đề xây dựng, thực hiện để từ em bé cho đến người lớn hiểu được, có cách ứng xử phù hợp, ví dụ như ăn nói thế nào, ứng xử thế nào để trở thành công dân của một TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Chúng ta cần phải hành động thực chất để cùng tạo nên sự đồng lòng, cùng nhau hợp lực để phát triển TP.

 

Tân Phú 
(thực hiện)