24/12/2024

Chuyên viên tâm lý trẻ em

Có nhiều ca bệnh trẻ em không thể chỉ dựa vào thuốc để phục hồi mà còn rất cần được hỗ trợ, tư vấn tâm lý.

 

 

 

Chuyên viên tâm lý trẻ em

 

Có nhiều ca bệnh trẻ em không thể chỉ dựa vào thuốc để phục hồi mà còn rất cần được hỗ trợ, tư vấn tâm lý. 

 

 

 

 

Trị liệu tại phòng tâm lý trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM /// - Ảnh: Như Lịch

 

Trị liệu tại phòng tâm lý trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM– Ảnh: Như Lịch
 
Tuy nhiên, đội ngũ tư vấn tâm lý và cả những nhân viên công tác xã hội tham gia trị liệu trong các bệnh viện hiện nay còn rất hiếm.
Hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn hành chính
 
 
“Tôi rất ngạc nhiên !”

Từ tháng 7.2011, Bộ Y tế đã phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011 – 2020”, nhưng đến nay đội ngũ này vẫn chưa xuất hiện hoặc còn rất hiếm hoi trong hệ thống y tế trên cả nước.
GS-TS Peggy McFarland, học giả chương trình Fulbright, từng chia sẻ trong một buổi toạ đàm tại TP.HCM: “Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng VN thiếu rất nhiều nhân viên công tác xã hội ở các bệnh viện. Còn ở Mỹ, BS sẽ không làm việc hiệu quả nếu không có đội ngũ này”.
 

Bác sĩ (BS) Quách Thanh Khánh, Trưởng phòng Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết tại bệnh viện hiện chưa có bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ về tâm lý mà công tác này chỉ mang tính chất manh nha, rải rác ở từng khâu, bộ phận. Riêng bộ phận chăm sóc giảm nhẹ trong những năm gần đây đã có hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân ung thư cũng như gia đình bệnh nhân tại khoa, với sự phối hợp của chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước.

BS Khánh thẳng thắn: “Do số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân luôn đông và do đặc thù bệnh lý ung thư, cộng với đa số bệnh nhân ở tỉnh xa nên nhu cầu tư vấn hỗ trợ là rất lớn. Tuy nhiên, số viên chức hiện có của khoa không đủ đáp ứng nhu cầu. Hiện bệnh viện chưa có biên chế cho chuyên gia tâm lý y khoa đúng nghĩa hỗ trợ các khoa lâm sàng trong điều trị bệnh nhân ung thư”. Theo BS Khánh, trên thực tế, các bệnh viện ở VN đang thiếu nhân viên chuyên trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác đào tạo hiện chưa đáp ứng được về số lượng và cả chất lượng.
Năm 2011, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chính thức được thành lập và hiện có 3 bác sĩ, 2 chuyên gia tâm lý, 1 chuyên viên công tác xã hội. Đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhìn nhận: “Nhu cầu hỗ trợ về tâm lý của bệnh nhi và thân nhân cũng như của cộng đồng rất lớn, hiện vượt quá khả năng đáp ứng của khoa tâm lý”. Thời gian qua, bệnh viện này đã hỗ trợ tâm lý cho trẻ cũng như thân nhân của trẻ trong những ca tiêu biểu như: em N.T.K.L (ngụ ở tỉnh Bình Thuận, bị mẹ tẩm xăng đốt do không bán hết vé số), bé trai 12 ngày tuổi bị dao đâm xuyên sọ ở Vĩnh Long…
Hiểu nhầm tâm lý với tâm thần !
Bệnh viện Tâm thần TP.HCM mấy năm nay đã có phòng tâm lý trẻ em (thuộc khoa tâm lý tâm thần trẻ em), gồm một số nhân viên tâm lý. Đây là phòng tư vấn cho trẻ em những vấn đề về tinh thần, tâm lý, khó khăn trong học tập… Qua thời gian làm việc ở phòng này, chị Dương Thị Mỹ Hạnh chia sẻ: “Người dân quan niệm chữ “tâm thần” còn rất nặng nề. Vì vậy, những ca thực sự khó họ mới bất đắc dĩ đưa đến đây, sau khi đã điều trị ở nhiều nơi. Rất ít phụ huynh lựa chọn bệnh viện tâm thần là nơi đầu tiên để điều trị tâm lý cho con em mình”.
Cùng ý kiến, BS Quách Thanh Khánh trăn trở: “Nhiều bệnh nhân và thân nhân chưa hiểu rõ vai trò tâm lý trong hỗ trợ điều trị. Không ít người hiểu nhầm giữa tâm lý và tâm thần nên có những lúc họ từ chối nhóm tâm lý hỗ trợ, dẫn đến nguy cơ không hiểu đúng về bệnh trạng, mất đi cơ hội điều trị phù hợp”.
Chuyên viên tâm lý trẻ em  - ảnh 1

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng nếu kết hợp điều trị bằng thuốc với điều trị tâm lý thì hiệu quả sẽ tăng cao – Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Còn BS Lâm Hiếu Minh, Phó trưởng khoa Tâm lý tâm thần trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết nguồn nhân lực tư vấn tâm lý tại bệnh viện còn rất thiếu. Bình quân mỗi năm đơn vị này khám chữa bệnh cho hơn 33.000 trẻ em, trong đó có khoảng 20 – 30% cần can thiệp tâm lý đi kèm. Nhưng nơi đây hiện chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu đó của bệnh nhi. Theo BS Minh, tuy đội ngũ công tác xã hội rất cần thiết nhưng từ trước đến nay bệnh viện này chưa hề có.
BS Minh khẳng định: “Tình hình chung hiện nay là các bệnh viện rất thiếu các phòng tư vấn tâm lý. Đối với bệnh nhi thì có thể kể Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 là có phòng tư vấn tâm lý, còn lại những bệnh viện nhi đa khoa ở miền Nam, miền Trung hầu hết chưa có. Trong khi đó, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng nếu kết hợp điều trị bằng thuốc với điều trị tâm lý thì hiệu quả sẽ tăng cao”.
Một BS Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM lưu ý những trường hợp sau khi xuất viện đã không tuân thủ lịch tái khám trị liệu tâm lý, có thể dẫn đến những hệ quả không tốt về sau. Vị BS này dẫn chứng trường hợp trẻ được đưa vào bệnh viện vì tự tử, sau khi trẻ khỏe mạnh và xuất viện thì gia đình không đưa trẻ tái khám. Do vậy, trẻ này có thể có hành vi tự tử tái phát nếu không được can thiệp và hỗ trợ tâm lý.

 

Như Lịch