29/12/2024

Việt Nam có thể thành điểm nghiên cứu người tối cổ

Khảo cổ học VN đang có những dấu tích chứng tỏ con người từng tồn tại ở An Khê cách đây cả triệu năm.

 

Việt Nam có thể thành điểm nghiên cứu người tối cổ

 

Khảo cổ học VN đang có những dấu tích chứng tỏ con người từng tồn tại ở An Khê cách đây cả triệu năm.





Các chuyên gia Nga và Việt khai quật ở An Khê - Ảnh: Sử Nguyễn

 

Các chuyên gia Nga và Việt khai quật ở An Khê – Ảnh: Sử Nguyễn


PGS-TS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học VN) cho biết hội thảo quốc tế về phát hiện di vật thời đồ đá cũ ở An Khê (Gia Lai) sẽ tổ chức vào tháng 10 tới. “Nếu nó liên quan đến người vượn thì VN sẽ là nơi thế giới đến nghiên cứu người tối cổ”, ông nói.
Tổ tiên chung của thế giới


Việt Nam có thể thành điểm nghiên cứu người tối cổ - ảnh 1
Di vật ở Gia Lai có niên đại đến khoảng 80 vạn năm. Có thể chúng là của người vượn, tức là tổ tiên chung của thế giới chứ không phải của riêng chúng ta
Việt Nam có thể thành điểm nghiên cứu người tối cổ - ảnh 2

PGS-TS Nguyễn Khắc Sử

Khảo cổ học ở Gia Lai đã được thực hiện từ rất sớm. Công cụ thời tiền sử ở Gia Lai cũng được tìm thấy sớm như vậy. Từ tháng 11.1953 – 6.1954, nhà dân tộc Pháp B.P.Lafont đã tới đây để điều tra vùng người Jarai cho việc làm từ điển Pháp – Bahnah, Pháp – Jarai. Trong thời gian đó ông tìm thấy các hiện vật đá và gốm tiền sử ở Pleiku. Sau này, trong một công bố năm 1956, nhà nghiên cứu cho biết ông đã khảo sát 4 địa điểm khảo cổ học ở Gia Lai. Ở hồ Tơ Nueng, ông tìm thấy rìu đá, ở Plei Deling tìm thấy mộ chum, rìu có đuôi tra cán, ở Plei Plei tìm được rìu vai và ở Ia Puch sưu tầm được hơn 200 rìu bôn đá, một số đồ gốm và mộ chum.

“Thế nhưng, những phát hiện này cũng mới chỉ dừng lại ở hậu kỳ đá mới. Trong khi phát hiện khảo cổ học ở An Khê bước đầu được cho là ở sơ kỳ đá cũ”,
PGS-TS Nguyễn Khắc Sử nói. Với những hiện vật tìm được trong địa tầng nguyên vẹn, lại có các mảng thiên thạch đã được các nhà khoa học Nga xác định tuổi, khảo cổ học VN đang có những dấu tích chứng tỏ con người từng tồn tại ở An Khê cách đây cả triệu năm. Nếu tìm thấy thêm cả dấu vết người cổ và cổ sinh, có thể khẳng định ở Tây nguyên cách đây 1 triệu năm đã có người sinh sống.
Đáng kinh ngạc và vui mừng nhưng không phải điều này chưa từng được giả thuyết. TS Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học VN) cho biết cố GS-TS Diệp Đình Hoa đã có một dự báo ngay sau khi viện phát hiện và khai quật di chỉ Lung Leng ở Sa Thầy, Kon Tum năm 2001. Khi ấy, ông Hoa cho rằng với những cơ tầng văn hóa đã và đang được phát hiện và nghiên cứu ở Tây nguyên, trong tương lai có thể phát hiện những lớp văn hoá của các thời kỳ sớm hơn nữa. Khu vực Kon Tum, Gia Lai chịu ảnh hưởng của núi lửa từ hàng triệu năm trước, có khả năng tìm được những di tích, di vật của thời đại đá cũ. Vì thế, nếu lần theo các thung lũng có dấu tích núi lửa sẽ tìm được. “Ý kiến này của GS Hoa tới giờ vẫn mang tính thời sự”, ông Đăng chia sẻ.
Ông Sử cho biết: “Ở Tây nguyên có nhiều phát hiện khảo cổ học tiền sử rồi. Nhưng cho tới giờ chưa có di tích nào cổ xưa như thế. Ta mới tìm thấy di tích thời đại đồ đá cũ nhưng là hậu kỳ đồ đá cũ, cách nay khoảng 3 – 4 vạn năm thôi. Đó là của người homosapien, tức là người hiện đại, như tôi và các bạn. Còn di vật ở Gia Lai có niên đại đến khoảng 80 vạn năm. Có thể chúng là của người vượn, tức là tổ tiên chung của thế giới chứ không phải của riêng chúng ta”.
VN có thể thành  điểm nghiên cứu người tối cổ

Hiếm có, nằm trong tầng văn hoá
Cho tới nay, kết quả khai quật thời đá cũ – bình minh của loài người ở VN, còn tồn tại rất nhiều tranh cãi. Chẳng hạn, di chỉ Núi Đọ (Thanh Hoá), được cho là có người sống cách đây 40 vạn năm. Theo TS Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học VN), do mới chỉ có những hiện vật trên bề mặt nên nhiều ý kiến vẫn cho rằng đó chưa phải thời đá cũ, mà chỉ là đá mới.
Nhiều năm nghiên cứu khảo cổ học đá, PGS-TS Nguyễn Khắc Sử cho biết cái đáng mừng nhất là ở nhiều di tích khác, hiện vật chỉ được tìm thấy trên bề mặt. Còn ở An Khê, các hiện vật được tìm thấy trong tầng văn hoá. “Nếu so với khảo cổ học ở Núi Đọ thì chỉ thấy dấu vết trên bề mặt thôi, không thấy trong tầng văn h. Thứ nữa là ở Núi Đọ cũng không tìm thấy thiên thạch nên độ thuyết phục không cao”, ông Sử nói.
Tuy nhiên, theo ông Sử, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Vì thế, việc so sánh với các văn h tương ứng trên thế giới sẽ còn phải tiếp tục. Đặc biệt, khi đây là dấu tích của người vượn thì phạm vi ảnh hưởng không chỉ nằm trong lãnh thổ nước ta nữa. VN sẽ thành điểm đến của các nhà khoa học thế giới nghiên cứu người cổ. “Tháng 10 tới tổ chức hội thảo quốc tế để các nhà khoa học đến đây thảo luận. Đẩy nó lên đến ngưỡng của người vượn là nó không còn nằm trong lãnh thổ VN nữa. Nó là vấn đề nguồn gốc loài người rồi”, ông nói.
Sắp tới, một công viên địa chất toàn cầu có thể được xây dựng tại Gia Lai. Nó khiến người yêu di sản nghĩ đến việc An Khê trở thành một di sản hỗn hợp như Tràng An. Theo ông Sử, nếu tính dựa vào mật độ, việc khai quật ở An Khê cho thấy lượng hiện vật dồi dào, trong khi ở nước khác chỉ có thể tìm được vài công cụ trên cả ngàn mét khai quật.

Ngữ Yên