06/01/2025

Cấy chip vào não giúp người bị liệt vận động

Nhiều thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu y tế luôn nỗ lực tìm cách phục hồi vận động cho những bệnh nhân bị liệt, đột quỵ hoặc tổn thương n

 

Cấy chip vào não giúp người bị liệt vận động

 

 

Nhiều thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu y tế luôn nỗ lực tìm cách phục hồi vận động cho những bệnh nhân bị liệt, đột quỵ hoặc tổn thương não. 

 

 

 

 

Cấy chip vào não giúp người bị liệt vận động
Bệnh nhân Ian Burkhardt vận động tay – Ảnh: Reuters

Những năm gần đây, hướng xử lý là dùng các thiết bị điện tử xây dựng hệ thống “giao diện não – máy tính” giúp sử dụng sóng não để làm chuyển động cơ hoặc các vật dụng khác.

Giờ đây, các nhà khoa học cho biết đã tiến gần hơn đến mục tiêu bằng cách ghi nhận và dịch lại các tín hiệu não, từ đó giúp một thanh niên 24 tuổi có thể di chuyển được bàn tay dù người này đang bị chấn thương tủy sống.

“Nghiên cứu đánh dấu lần đầu tiên một người bị liệt có thể vận động lại nhờ vào các tín hiệu ghi nhận từ não bộ.

Điều này rất quan trọng cho các bệnh nhân khác trong tương lai, đặc biệt là những người bị đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc tủy sống” – ông Chad Bouton, thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Feinstein ở New York (Mỹ), cho biết.

Ông Bouton và các đồng nghiệp đến từ Trung tâm nghiên cứu Batelle và Đại học Ohio cấy con chip nhỏ vào vỏ não vận động của Ian Burkhardt, một bệnh nhân nam bị liệt năm 19 tuổi, do gặp nạn khi chơi thể thao.

Burkhardt được yêu cầu quan sát hình ảnh bàn tay cử động với nhiều tư thế khác nhau. Trong quá trình này, con chip sẽ ghi nhận lại các sóng điện não của bệnh nhân.

Trung bình mỗi phút con chip phải xử lý khoảng 3 gigabyte thông tin, sau đó dùng thuật toán máy tính để dịch lại và chuyển tiếp các tín hiệu đến một thiết bị điện được đeo vào cánh tay của Burkhardt.

Hệ thống này cho phép anh thực hiện sáu động tác khác nhau ở cổ tay và bàn tay, trong đó có việc nhấc một chiếc bình lên hoặc dùng cây khuấy hũ nước.

“Lần đầu tiên tôi có thể đóng và mở bàn tay. Tôi cảm thấy hi vọng vào tương lai” – anh Burkhardt lạc quan. Dĩ nhiên, Burkhardt chỉ có thể di chuyển tay khi kết nối với thiết bị đặt trong phòng thí nghiệm ở bang Ohio.

Ngoài ra, não anh cũng được gắn một con chip và theo các nhà khoa học, con chip này sẽ mất chất lượng theo thời gian và có thể bị nhiễm trùng hoặc bị cơ thể loại thải.

Burkhart vẫn hi vọng ngày nào đó có thể rời khỏi phòng thí nghiệm mà vẫn có thể vận động.

Đối với anh, sử dụng thiết bị bao gồm dây và các điện cực gắn trên da này dễ chịu hơn nhiều so với việc phải đeo đồ giả. “Bạn sẽ không bị biến thành người máy khi đeo vật này trên tay. Đây là thiết bị trông tự nhiên, dễ sử dụng và thích hợp với cuộc sống hằng ngày của bạn” – Burkhart chia sẻ.

BìNH MINH