Trữ sẵn thực phẩm cả tuần, lưu ý gì?
Mỗi tuần đi mua thức ăn một lần để dự trữ cho gia đình xài đủ tuần là hoàn cảnh hiện nay của nhiều gia đình. Nhưng bảo quản, xử lý thực phẩm như thế nào, trong thời gian bao lâu là đúng?
Trữ sẵn thực phẩm cả tuần, lưu ý gì?
Mỗi tuần đi mua thức ăn một lần để dự trữ cho gia đình xài đủ tuần là hoàn cảnh hiện nay của nhiều gia đình. Nhưng bảo quản, xử lý thực phẩm như thế nào, trong thời gian bao lâu là đúng?
Tránh “ô nhiễm chéo” trong chế biến thức ăn
ThS.BS Lê Hồng Dũng – phó trưởng khoa Hoá Thực phẩm Viện Dinh dưỡng – cho biết có nhiều người nghĩ mình xử lý, chế biến thực phẩm cẩn thận, nhiều công đoạn là sạch nhưng không phải vậy.
Ô nhiễm chéo là sự nhiễm khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác là ví dụ điển hình và dễ xảy ra khi chế biến thịt, cá, trứng sống. Cần tránh sự tiếp xúc của những thực phẩm này với các loại thực phẩm ăn sẵn khác.
Để tránh sự ô nhiễm chéo, nên để riêng các loại thịt, gia cầm, hải sản, trứng sống ra khỏi các thực phẩm khác khi đi chợ và bảo quản trong tủ lạnh. Không nấu các thực phẩm bằng các dụng cụ đã tiếp xúc với thịt, cá, trứng sống mà chưa được rửa sạch bằng nước rửa. Sử dụng thớt riêng để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín ăn ngay khác.
Vi khuẩn có thể xâm nhập và lan vào thớt, dụng cụ nấu và thực phẩm. Cần thực hành các nguyên tắc an toàn thực phẩm tốt trong gia đình: rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, làm các việc khác như thay tã cho trẻ, chơi với vật nuôi…
Rửa thớt, chén đĩa, xoong nồi bằng nước rửa chén sau khi chuẩn bị các loại thịt, cá, gia cầm sống. Nên dùng giấy để lau bếp, nếu dùng giẻ phải giặt thường xuyên bằng nước ấm. Nhớ lau sạch nắp đồ hộp trước khi mở. Rửa rau, quả dưới vòi nước chảy…
Nhiều người quan niệm rửa sơ qua rau củ quả, cho vào nước muối ngâm để diệt vi khuẩn bám trên bề mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý nên rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy sẽ xử lý đến 70-80% các chất bẩn trên bề mặt thực phẩm.
Nếu tiếp tục muốn ngâm qua nước muối thêm an toàn cần cách ly nước lần 1 với nước ngâm lần 2 như quy tắc “ô nhiễm chéo”, nếu chất bẩn vẫn còn thì ngâm qua nước muối vẫn không hết được.
Rửa rau dưới vòi nước chảy- Ảnh: Internet
Quy tắc bảo vệ thực phẩm lạnh
Theo ThS.BS Lê Hồng Dũng, bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Giữ nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh ở khoảng 4oC hoặc thấp hơn để giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.
Ngoài ra, có một số nguyên tắc cần tuân thủ khi bảo quản lạnh thực phẩm đúng cách:
– Cho các loại thực phẩm như thịt, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác vào ngăn mát hoặc ngăn đá trong vòng 2 giờ sau khi mua về hay sau khi nấu. Bảo quản lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài trên 32oC.
– Chia thực phẩm thành những phần nhỏ và để vào các dụng cụ bảo quản có đáy cạn để đảm bảo thực phẩm được làm lạnh nhanh và rã đông nhanh.
– Tránh rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng mà nên rã trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc bằng lò vi sóng, sau đó cần chế biến ngay.
– Bảo quản lạnh thực phẩm thực tế có thể giữ cho thực phẩm rất lâu, tuy nhiên đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn khi ăn cũng cần có thời gian nhất định:
Loại thực phẩm |
Thời gian bảo quản lạnh (ngăn mát, 4oC) |
Thời gian bảo quản đông (ngăn đá, khoảng -17oC) |
Trứng sống Trứng luộc |
3 đến 5 tuần 1 tuần |
Không Không |
Sản phẩm trứng dạng lỏng: – Đã mở nắp – Chưa mở nắp |
3 ngày 10 ngày |
Không 1 năm |
Các sản phẩm đóng gói chân không (trứng, thịt gà, salad…) |
3 đến 5 ngày |
Không |
Bánh mì kẹp thịt – Đã mở túi – Chưa mở túi |
1 tuần 2 tuần |
1 đến 2 tháng 1 đến 2 tháng |
Thịt nguội ăn ngay: – Đã mở hộp – Chưa mở hộp |
3 đến 5 ngày 2 tuần |
1 đến 2 tháng 1 đến 2 tháng |
Thịt muối Xúc xích sống từ gà, heo, bò |
7 ngày 1 đến 2 ngày |
1 tháng 1 đến 2 tháng |
Thịt heo, bò tươi |
3 đến 5 ngày |
6 đến 12 tháng |
Thịt gia cầm tươi |
1 đến 2 ngày |
1 năm |
Cá nạc (cá chim) Cá mỡ (cá ngừ) |
1 đến 2 ngày 1 đến 2 ngày |
6 đến 8 tháng 2 đến 3 tháng |
Thức ăn thừa: – Thịt heo, gà chín – Pizza |
3 đến 4 ngày 3 đến 4 ngày |
2 đến 6 tháng 1 đến 2 tháng |
Thực phẩm cần nấu chín ở nhiệt độ phù hợp ThS.BS Lê Hồng Dũng khuyến cáo để đảm bảo thực phẩm được nấu chín một cách an toàn nên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ bên trong của thực phẩm. Khi nấu nên kiểm tra ở một vài vị trí để đảm bảo thực phẩm được nấu đủ nhiệt độ. Ví dụ: thịt bò cần được nấu chín ở nhiệt độ bên trong khoảng 72oC, thịt gà khoảng 74oC, hải sản khoảng 63oC. Nấu các loại tôm, cua đến khi vỏ chuyển sang màu đỏ và màu thịt chuyển sang màu trắng như ngọc trai. Nấu các loại có vỏ như trai, ốc đến khi mở miệng. Nếu chúng không mở miệng thì không nên ăn. |