25/12/2024

Làm báo không phải là công vụ?

Với tỷ lệ đại biểu tán thành 89,47%, hôm qua QH đã chính thức thông qua luật Báo chí (sửa đổi) với nhiều điểm mới.

 Vừa được thông qua, Luật báo chí (sửa đổi) đã gây tranh luận:

Làm báo không phải là công vụ?

 

 

Với tỷ lệ đại biểu tán thành 89,47%, hôm qua QH đã chính thức thông qua luật Báo chí (sửa đổi) với nhiều điểm mới.





Ảnh: Ngọc Thắng

 

Ảnh: Ngọc Thắng


Tuy nhiên, việc không quy định nhà báo tác nghiệp là hoạt động công vụ đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Luật Báo chí (sửa đổi) gồm 6 chương với 61 điều, có hiệu lực từ ngày 1.1.2017.
Trước khi các đại biểu bấm nút thông qua, trong báo cáo tiếp thu, giải trình, Uỷ ban Thường vụ (UBTV) QH cho biết đối với ý kiến cho rằng dự thảo luật quy định cơ quan báo chí phải đăng, phát kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân là khó khả thi. UBTV QH giải thích: “Quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trên báo chí là thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định. Báo chí là diễn đàn để công dân thực hiện quyền đó. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi của luật, khoản 1 điều 12 dự thảo luật quy định cơ quan báo chí đăng, phát kiến nghị, phê bình của công dân phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó chứ không phải đăng phát mọi kiến nghị, phê bình do công dân gửi đến”. 



Làm báo không phải là công vụ? - ảnh 1
Cơ quan báo chí là cơ quan do nhà nước thành lập, thẻ nhà báo do Bộ TT-TT cấp nên hoạt động nhà báo cũng mang tính chất công vụ, phụng sự cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển của xã hội

Làm báo không phải là công vụ? - ảnh 2

Tiến sĩ – luật sư Phan Trung Hoài, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN



Liên quan đến các quy định về nhà báo, TVQH cũng tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu QH, bổ sung quy định: Nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật. Cũng theo luật Báo chí (sửa đổi), nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Về một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định về bảo vệ nhà báo; bổ sung chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân cản trở hoạt động báo chí; tổ chức, cá nhân cố tình né tránh không cung cấp thông tin cho báo chí; cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ quan báo chí…, báo cáo giải trình tiếp thu của UBTV QH cho rằng những nội dung này đã được quy định tại bộ luật Dân sự, bộ luật Hình sự, luật Xử lý vi phạm hành chính và nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí nên không cần thiết bổ sung vào trong luật. Luật Báo chí (sửa đổi) cũng không quy định báo chí tác nghiệp là hoạt động công vụ.
Các đại biểu bấm nút thông qua luật Báo chí - Ảnh: Ngọc Thắng

Các đại biểu bấm nút thông qua luật Báo chí – Ảnh: Ngọc Thắng


“Báo chí phục vụ nhân dân, nhà nước…” 



Không điều chỉnh tuổi trẻ em lên 18 tuổi
Cùng ngày, QH đã biểu quyết thông qua luật Trẻ em (sửa đổi), trên cơ sở đổi tên luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với tỷ lệ 88,89% đại biểu tán thành. Về độ tuổi trẻ em, nhiều đại biểu không tán thành việc điều chỉnh lên dưới 18 tuổi. UBTV QH đã chỉ đạo Tổng thư ký QH gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về hai phương án: phương án 1 “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”, phương án 2 “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Kết quả, có 340/397 ý kiến đồng ý phương án 2 và 50/397 ý kiến đồng ý phương án 1. Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu, UBTV QH đề nghị giữ độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi như quy định tại luật hiện hành.
Đạo luật có hiệu lực từ 1.6.2017.
T.Sơn



Trao đổi với PV Thanh Niên chiều qua, bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, cho biết trong các phiên thảo luận trước đây đã có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định báo chí tác nghiệp là hoạt động công vụ nhưng qua cân nhắc UBTV QH giữ nguyên như dự thảo luật. Theo bà Hải, nhà báo tác nghiệp cũng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, nhưng không nhân danh nhà nước, không đại diện cho nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình, mà hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Do vậy, không thể coi hoạt động tác nghiệp của nhà báo là thi hành công vụ. Mặt khác, hoạt động công vụ yêu cầu những đòi hỏi chặt chẽ về trình tự, thủ tục mang tính chuẩn mực nhưng báo chí tác nghiệp có tính đặc thù, linh động. “Nếu coi báo chí là hoạt động công vụ thì sẽ rất khó và ảnh hưởng đến chất lượng của báo chí”, bà Hải nói.
Không đồng ý quan điểm này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, nhìn nhận công vụ tức thực hiện nhiệm vụ công, nhân danh nhà nước làm một nhiệm vụ để phục vụ nhân dân, được pháp luật bảo vệ. “Và nhà báo thực hiện công việc của mình, viết bài, đăng báo không phải để đọc cho vui mà nhằm mục đích, tôn chỉ đưa, phản ánh thông tin phục vụ cho nhân dân, phục vụ cộng đồng, phục vụ cho nhà nước; đồng thời hoạt động dựa trên Đảng lãnh đạo nhà nước quản lý và nhà nước cũng không cho phép tư nhân hóa nghề báo thì chúng ta không ngại gì mà không thừa nhận hoạt động báo chí là một hoạt động công vụ”, ông Hậu nói và cho rằng “Xem hoạt động báo chí là một hoạt động công vụ thì nghề báo sẽ phát huy tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ vốn có”.
Đồng quan điểm với luật sư Hậu, tiến sĩ – luật sư Phan Trung Hoài, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN, cho rằng dù hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì nên ghi nhận hoạt động báo chí là một hoạt động thi hành công vụ. Ông phân tích: “Để xác định trách nhiệm của một công chức thuộc một vị trí thi hành công vụ hay không phải căn cứ chức phận, chức năng xã hội của chủ thể đó. Về mặt xã hội, nghề báo có nhiệm vụ cung cấp thông tin liên quan đến đời sống, kinh tế, chính trị – xã hội cho người dân một cách khách quan và theo luật Báo chí thì chủ thể cung cấp thông tin cũng phải chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải, phát sóng. Hơn nữa, phải thừa nhận rằng, tiếng nói của báo chí đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần chống tham nhũng, xây dựng lối sống, văn hoá, ứng xử, khuyến khích sự phát triển tích cực và góp phần đấu tranh những hạn chế… Cho nên sứ mạng của nhà báo có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu nhìn ở góc độ rộng, trách nhiệm công vụ của nhà báo được thể hiện thông qua tấm thẻ nhà báo, thông qua chức phận được luật quy định, hoạt động vì sự phát triển của xã hội. Còn nếu hiểu theo phạm vi hẹp, công vụ là những gì thực thi nhiệm vụ nhà nước giao, có quyết định bổ nhiệm chức vụ, trách nhiệm, quyền hạn thực hiện công vụ đó. Và như vậy, cơ quan báo chí là cơ quan do nhà nước thành lập, thẻ nhà báo do Bộ TT-TT cấp nên hoạt động nhà báo cũng mang tính chất công vụ, phụng sự cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển của xã hội”.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ và ông Phùng Quốc Hiển làm Phó chủ tịch QH
* Ông Hồ Đức Phớc làm Tổng kiểm toán Nhà nước
Ngày 5.4, QH công bố kết quả bầu cử 2 Phó chủ tịch QH, các thành viên Uỷ ban TVQH và một số chức danh chủ chốt các cơ quan thuộc QH.
Theo kết quả kiểm phiếu công bố hôm qua, với đa số phiếu tán thành (92,91%), QH đã bầu đại tướng Đỗ Bá Tỵ – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng QĐND VN làm Phó chủ tịch QH; Uỷ viên T.Ư Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính -Ngân sách Phùng Quốc Hiển được bầu làm Phó chủ tịch QH với tỷ lệ tán thành 87,65%.
QH cũng đã bầu 7 uỷ viên mới của UB TVQH, gồm: thượng tướng Võ Trọng Việt – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Thanh Hải; Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thuý Anh; Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga; Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Đức Hải; Phó ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý; Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến.
Cùng ngày, ông Hồ Đức Phớc, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An được QH bầu làm Tổng kiểm toán Nhà nước. Theo kết quả kiểm phiếu, có 417 đại biểu QH đồng ý (tương đương 84,41%), còn lại 68 phiếu không đồng ý. Ông Hồ Đức Phớc sinh ngày 1.11.1963 là tiến sĩ kinh tế, từng kinh qua nhiều vị trí về kế toán. Sau đó ông giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An.
Cũng trong chiều qua, QH đã bầu xong Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và 5 Chủ nhiệm Uỷ ban. Cụ thể, ông Hà Ngọc Chiến làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; ông Võ Trọng Việt làm Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh; ông Nguyễn Đức Hải làm Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách; bà Lê Thị Nga làm Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp; bà Nguyễn Thuý Anh làm Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội; bà Nguyễn Thanh Hải làm Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
Anh Vũ – Thái Sơn

Thanh Niên