24/12/2024

Bất an vì “bão” tin đồn

Chưa bao giờ tin đồn thất thiệt lại rộ lên như thời gian gần đây. Tin đồn như cơn bão quét qua mọi lĩnh vực, khiến người dân bất an, hoang mang và cơ quan chức năng phải khổ sở vào cuộc xử lý.

 

Bất an vì “bão” tin đồn

 

Chưa bao giờ tin đồn thất thiệt lại rộ lên như thời gian gần đây. Tin đồn như cơn bão quét qua mọi lĩnh vực, khiến người dân bất an, hoang mang và cơ quan chức năng phải khổ sở vào cuộc xử lý.





Người dân TP.HCM đổ xô đi đổi giấy phép lái xe sang mẫu thẻ nhựa do tin đồn từ năm 2015 sẽ xử phạt ai dùng mẫu cũ - Ảnh: Thanh Đông

 

Người dân TP.HCM đổ xô đi đổi giấy phép lái xe sang mẫu thẻ nhựa do tin đồn từ năm 2015 sẽ xử phạt ai dùng mẫu cũ – Ảnh: Thanh Đông


Ở góc độ như là người quan sát xã hội, PGS-TS Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học), chia sẻ với Thanh Niên về nguyên nhân cũng như giải pháp ứng xử với tin đồn.
Cách ứng xử rõ nhất ở đây là chúng ta phải phân tích tin đồn ấy có tác hại, ảnh hưởng đến mình như thế nào, mình đang ở đâu để mà lựa chọn cách phản ứng cho phù hợp. Trong thời buổi hiện nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc chưa có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng

PGS-TS Hoà Bình – Ảnh: Thái Sơn

       

Thời gian gần đây, dư luận xã hội xuất hiện nhiều loại tin đồn thất thiệt như bắt cóc trẻ em, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm… gây hoang mang trong dân. Ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này?

   

Tin đồn bao giờ cũng xuất phát từ dụng ý hay thói vị kỷ của ai đó và tận dụng tối đa những kênh thông tin để chuyển tải đến cộng đồng. Tin đồn, thời nào cũng có, chúng tồn tại dưới nhiều dạng thức và không phải lúc nào cũng xấu, nhưng quả thật chưa bao giờ xã hội chúng ta lại có nhiều loại tin đồn thất thiệt, tức là những loại tin tức được tung ra với dụng ý xấu chống lại chuẩn mực chung như bây giờ. Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin có những bước tiến thần kỳ, tiện ích của internet đã đưa lại cho mọi người cơ may sử dụng mạng xã hội thì tin đồn càng có cơ hội phát tán với sức công phá khủng khiếp. Một cái tin bắt chủ tịch một ngân hàng khiến dân chúng đi rút tiền ầm ầm, một cái tin về rau bẩn khiến các bà nội trợ hoang mang nhìn ở đâu cũng nghĩ là vi trùng, còn người nông dân thì điêu đứng vì sản phẩm trồng ra không ai mua. Rồi các loại tin “lộ hàng” hay những màn đánh ghen, bôi nhọ cá nhân của các nhân vật nổi tiếng, những tin về cướp bóc hung bạo… Những loại tin thất thiệt như thế giờ nhiều vô kể, chúng ta có thể thấy hằng ngày, hằng giờ trên các kênh thông tin internet, mạng xã hội…

Trước đây, tin đồn hầu hết thể hiện một mong muốn ước ao nào đó của người dân để đời sống xã hội tốt đẹp lên, còn bây giờ tin đồn biến tướng một cách khủng khiếp. Người ta tung tin thất thiệt vì thù tức cá nhân, vì cạnh tranh trong làm ăn nhưng cũng có những thể loại chỉ để nhằm cho vui hay đơn giản là để “câu lai” (like) trênmạng xã hội Facebook mà có những bạn trẻ sẵn sàng dựng lên những câu chuyện nuôi con của người tử tù…
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần nhìn về một góc cạnh khác là khi một tin được coi là đồn nhảm về thực phẩm bẩn chẳng hạn là dựa trên một nền tảng có thật. Thực phẩm của chúng ta lâu nay có sạch không? Đâu đó vẫn xuất hiện không ít những trường hợp nhà sản xuất hay nhà phân phối vì lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích sức khoẻ của cộng đồng thì những đoạn video trên mạng về việc bơm nước vào gà vịt có thể là thật, nhưng cũng có thể là sắp đặt gây ra sự lan tỏa ghê gớm. Bây giờ xã hội mất lòng tin với nhau nhiều quá, bởi có quá nhiều điều thật giả lẫn lộn. Thậm chí người ta còn không dám chìa lòng tốt ra với nhau. Bạn cứ thử xem, nếu bây giờ ra đường gặp một người phụ nữ xách hành lý nặng mà bạn đề nghị xách hộ, thế nào họ cũng tròn mắt như nhìn thấy một điều gì lạ lẫm lắm.
 
 
Bất an vì “bão” tin đồn - ảnh 2
Cách ứng xử rõ nhất ở đây là chúng ta phải phân tích tin đồn ấy có tác hại, ảnh hưởng đến mình như thế nào, mình đang ở đâu để mà lựa chọn cách phản ứng cho phù hợp. Trong thời buổi hiện nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc chưa có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng
Bất an vì “bão” tin đồn - ảnh 3
 
 
 

Xã hội mất lòng tin với nhau nhưng tin đồn rất nhảm lại được người dân dễ tin, thưa ông?

Có một hình ảnh như thế này trong một sàng gạo, nếu hạt nhờ nhờ trắng có nhiều đến mấy thì cũng không át được hạt gạo trắng. Trong đó có những viên sạn đen dù không nhiều thì lại gây ấn tượng mạnh hơn. Tương tự, những tin đồn xấu, thất thiệt khiến người ta dễ tin vì rất mong manh, đánh vào chỗ yếu nhất của con người và dường như trong quá trình đó người ta tung tin ra là nhân danh bảo vệ cho cộng đồng nên mọi người càng dễ tin.
Trong câu chuyện này tôi muốn nói xã hội chúng ta cũng giống như một cơ thể con người, khi cơ thể mang trọng bệnh ốm yếu là điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh. Xã hội kém lành mạnh là miếng đất tốt cho các thứ tin đồn thất thiệt nảy nở. Bây giờ khi các giá trị bị đảo lộn, đất nước chúng ta đang sống trong lòng một thời kỳ chuyển đổi, hệ thống giá trị tốt đẹp bị đứt gãy rất nhiều và cái xấu có thể nói là đang lên ngôi còn cái tốt đang bị đẩy lùi, đây là điều kiện phát sinh của tin đồn và càng khiến người ta dễ tin vào điều xấu.
Nguy hại của tin đồn thất thiệt thì ai cũng thấy, vậy cách ứng xử của chúng ta hiện nay thế nào? Theo ông nên có những giải pháp như thế nào để hạn chế tác hại của tin đồn?
Như tôi đã nói, một xã hội đang đầy rẫy những bệnh trạng thì nó là đất tốt cho tin đồn xấu. Cho nên giải bài toán rõ ràng nhất là làm cho cơ thể lành mạnh trở lại, đó là làm cho kinh tế xã hội mạnh lên, phải làm cho xã hội ngày càng dân chủ, thực thi quyền con người, đời sống người dân được tốt lên.
Giải pháp tình thế là phải đi vào giải quyết cụ thể, có khi là từng sự vụ. Nếu như tin đồn ở một địa phương về câu chuyện bắt cóc trẻ con chẳng hạn thì nhà chức trách nơi đó phải nhanh chóng vào cuộc xác minh, công khai minh bạch thông tin để cho người dân biết. Có một điều dễ nhận thấy là lâu nay những tin đồn liên quan đến chính trị an ninh thì được cơ quan chức năng xác minh rất rốt ráo, tôi cho rằng kể cả những thông tin gây bất ổn cho xã hội cộng đồng thì cũng cần phải vào cuộc nhanh. Khi mà mọi người trong xã hội đều thở dài không tin vào bất cứ điều gì nữa thì đó mới là điều đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm hơn rất nhiều lời đồn tật xấu của ông nọ bà kia.
Trong khi chờ cơ quan chức năng xử lý thì chúng ta phải sống chung, ứng xử thế nào khi khắp nơi đều là tin đồn xấu?
Không có đáp số chung cho mọi trường hợp nhưng rõ ràng chúng ta đang phải sống chung với quá nhiều tin đồn. Giữa dòng xoáy tin đồn đó nếu chúng ta muốn thoát ra thì phải phản ứng tích cực với tin đồn theo cách cái gì chứng minh được thì chứng minh, cái gì không chứng minh thì phải thận trọng. Cách ứng xử rõ nhất ở đây là chúng ta phải phân tích tin đồn ấy có tác hại, ảnh hưởng đến mình như thế nào, mình đang ở đâu để mà lựa chọn cách phản ứng cho phù hợp. Trong thời buổi hiện nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc chưa có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.

Thái Sơn 
(thực hiện)