23/01/2025

Cẩn trọng với ‘xông hơi tẩy độc’

Kể từ khi xuất hiện rộ lên hồi thập niên 1980, chương trình “liệu pháp giải độc” (tên chính thức tiếng Anh là Purification Rundown hoặc Purif) đã gây rất nhiều tranh cãi trong giới khoa học trên thế giới.

 

Cẩn trọng với ‘xông hơi tẩy độc’

 

Kể từ khi xuất hiện rộ lên hồi thập niên 1980, chương trình “liệu pháp giải độc” (tên chính thức tiếng Anh là Purification Rundown hoặc Purif) đã gây rất nhiều tranh cãi trong giới khoa học trên thế giới.





Những người tham gia tẩy độc tại Trung tâm xông hơi - giải độc Đà Nẵng - Ảnh: Bảo Nguyên

 

Những người tham gia tẩy độc tại Trung tâm xông hơi – giải độc Đà Nẵng – Ảnh: Bảo Nguyên


Trong khi đó tại Đà Nẵng hiện nay “phong trào” này đang lan rộng đến từng nhà.
Đây là phương pháp do ông L.Ron Hubbard (Mỹ) phát triển năm 1979. Được giới thiệu là đã chứng minh với vô số cuộc xét nghiệm và nghiên cứu lâm sàng với sự tham gia của 20.000 người.
Tại VN, Ban Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước về “Nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và sức khỏe con người VN” đã tổ chức họp bàn về kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp điều trị giải độc không đặc hiệu cho những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin” do Bệnh viện 103 chủ trì thực hiện.
PGS-TS Lê Kế Sơn, Chủ nhiệm chương trình khẳng định phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý giải độc không đặc hiệu bằng cách kết hợp sử dụng vitamin liều cao, nhất là vitamin PP, dầu thực vật, xông hơi đã cải thiện sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là nồng độ dioxin trong máu giảm rõ so với nồng độ dioxin trước điều trị. Những xét nghiệm này được thực hiện tại Phòng Phân tích dioxin Eurofin là phòng phân tích vào loại tốt nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, chưa có tài liệu, nghiên cứu khoa học nào liên quan về việc tẩy độc đối với người không thuộc đối tượng phơi nhiễm dioxin là có hiệu quả.
Điều trị tại Trung tâm xông hơi - giải độc Đà Nẵng - Ảnh: Bảo Nguyên

Điều trị tại Trung tâm xông hơi – giải độc Đà Nẵng – Ảnh: Bảo Nguyên


Dự án phục vụ 5.000 người nhiễm chất độc da cam
Tháng 9.2012, Đà Nẵng tổ chức rầm rộ việc đưa 24 người đi tẩy độc tại Bệnh viện 103 (Hà Nội). Họ là những người được phát hiện nồng độ nhiễm dioxin trong máu cao do sống ở khu vực bị nhiễm dioxin ở Đà Nẵng. Sau khi ra Hà Nội tẩy độc bằng phương pháp Hubbard trong 21 ngày, thì tình trạng sức khỏe được cải thiện rất nhiều. Những người tham gia trong chuyến tẩy độc trở về với thể trạng tốt, đều cho biết không còn cảm giác mệt mỏi, đau nhức, ăn uống, vận động đều được cải thiện. 

 
 
Cẩn trọng với ‘xông hơi tẩy độc’ - ảnh 2
Dĩ nhiên đến tôi cũng sẽ thấy “khoẻ hơn” sau nhiều tháng xông hơi, massage và tập thể dục. Tuy nhiên, chưa có phân tích khoa học rõ ràng nào về kết quả lâu dài

Cẩn trọng với ‘xông hơi tẩy độc’ - ảnh 3
 
Cố thư ký Hội Hữu nghị Anh – Việt Len Aldis

 


Từ đó, bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Đà Nẵng bắt đầu chú tâm đến phương pháp này.
Bà Hiền cùng những đồng sự của mình tiếp tục gõ cửa các tổ chức từ thiện với mục tiêu xây dựng cho bằng được một trung tâm tẩy độc tương tự tại Đà Nẵng.
Ngày 20.2.2014, Hội NNCĐDC Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành đưa vào trung tâm xông hơi – giải độc và phục hồi chức năng tại đường Nguyễn Văn Huề (P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê), có vốn đầu tư 2,2 tỉ đồng, do Quỹ Harris Freeman Foundation tài trợ. Trung tâm có diện tích sử dụng 300 m2 gồm 2 phòng xông hơi nam, nữ; phòng khám bệnh, phòng xét nghiệm, phòng uống vitamin. Bà Hiền cho biết trung tâm phục vụ cho khoảng 5.000 NNCĐDC trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Với những NNCĐDC là hộ nghèo, việc tẩy độc hoàn toàn miễn phí.
Nhưng qua 2 năm thực hiện 17 đợt tẩy độc cho hơn 300 người tại trung tâm, có rất nhiều người trong số đó không nằm trong danh sách những người bị phơi nhiễm, hoặc có nguy cơ phơi nhiễm dioxin cũng tham gia với hy vọng “không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc”.
Nhà nhà đi tẩy độc
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Phó giám đốc trung tâm, xác nhận: “Rất nhiều người dù không phải là người bị phơi nhiễm dioxin vẫn đăng ký tham gia liệu trình tẩy độc này. Và trong số hơn 300 người tham gia liệu trình, sức khoẻ đều tốt lên, những bệnh về huyết áp, đau khớp… hoặc các bệnh về da đều thuyên giảm đi nhiều, nên ai cũng thích thú”.
Theo bác sĩ Đức, phương pháp tẩy độc Hubbard áp dụng nguyên lý giải độc không đặc hiệu thông qua việc đào thải qua đường tiết mồ hôi, tiêu hoá, tiết niệu… bằng cách xông hơi. Mỗi người được uống vitamin hàm lượng cao nhập khẩu từ Mỹ, cùng với khoáng chất, chất dầu a xít béo không bão hòa, rồi vận động, luyện tập cường độ mạnh trong khoảng 30 phút để mồ hôi toát ra càng nhiều càng tốt. Sau đó, người bệnh sẽ được xông hơi với nhiệt độ 60 – 80oC nhằm đào thải các chất cặn độc trong cơ thể ra ngoài. Trong 21 ngày, người tham gia liệu trình sẽ thực hiện theo biểu đồ hình chóp, từ thấp đến cao, rồi từ cao xuống thấp là hoàn thiện liệu trình với mức phí 7 triệu đồng/người.
Vận động sau khi uống vitamin

Vận động sau khi uống vitamin


Về việc xông hơi lâu và xông hằng ngày sẽ bị mất nước, ông Đức cho biết, trong quá trình xông hơi thì sẽ bổ sung nước pha ít muối và phải uống 2 lít nước mỗi ngày khi xông. “Tuy nhiên, trước khi thực hiện liệu trình tẩy độc, tất cả mọi người đều phải được khám sàng lọc, xét nghiệm… đủ điều kiện sức khỏe mới được tham gia thực hiện liệu trình tẩy độc này, chứ không phải ai cũng tham gia được. Ngay cả khi tham gia liệu trình, phải sắp xếp toàn bộ công việc, nghỉ ngơi, không làm việc nặng nhọc, không ngắt quãng quy trình 21 ngày. Có vậy mới hiệu quả”, bà Nguyễn Thị Hiền nói thêm.
Tuy nhiên, theo lương y Lê Văn Cảnh (TP.HCM), với người bình thường, 1 tuần chỉ nên xông 1 lần. Lâu nay ngay y học cổ truyền cũng không hề có cách chữa bệnh xông toàn thân mỗi ngày, kéo dài trong nhiều tuần như vậy.
Từng có chết người
Hầu hết các chuyên gia và bác sĩ trên thế giới đều khẳng định không tìm thấy bất cứ bằng chứng khoa học, y học nào chứng minh tính hiệu quả của Purif. Năm 2005, một nhóm 5 bác sĩ và 9 chuyên gia y tế ra báo cáo chỉ trích các luận điểm chính của Purif là “phi khoa học và thiếu chính xác”. Tờ The Philadelphia Inquirer dẫn lời Giáo sư Bruce Roe của Đại học Oklahoma gọi “liệu pháp” này là “lừa đảo” và “khoa học nửa mùa”.
Nguy hiểm hơn nữa, Sở Y tế bang California đã cảnh báo việc nạp một lượng lớn vitamin là “độc hại và trong một vài trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”. Theo chuyên sanNewkirk Herald Journal, lượng vitamin niacin sử dụng trong liệu trình Purif vượt nhiều lần mức cho phép của Cơ quan quản lý thực và dược phẩm Mỹ (FDA) và có thể gây tổn hại gan, viêm dạ dày, bệnh gout và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Trên thực tế, đã ghi nhận ít nhất 3 trường hợp tử vong tại Mỹ và Ý do suy thận và đau tim khi đang tham gia chương trình Purif, theo tờ Corriere della Sera.
Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu có thông tin về chương trình Purif được áp dụng cho NNCĐDC tại VN, nhiều chuyên gia nước ngoài đã lên tiếng cảnh báo. Tiến sĩ Wayne Dwernychuk, chuyên gia về chất độc da cam người Canada, khẳng định Purif hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Trong bài viết gửi riêng cho trang tin điện tử tiếng Anh của Thanh Niên(thanhniennews.com), ông cho biết đến nay chưa có công trình y học nghiêm túc nào chứng minh tính hiệu quả của Purif.
Tương tự, thư ký Hội Hữu nghị Anh – Việt Len Aldis, người dành phần lớn cuộc đời vận động hỗ trợ NNCĐDC tại VN cho đến khi qua đời năm 2015, cũng đã kịch liệt phản đối áp dụng Purif. Ông từng viết trên thanhniennews.com hồi năm 2013 rằng việc nhiều bệnh nhân cho biết “cảm thấy khỏe hơn” sau khi tham gia “tẩy độc” chưa đủ xem là bằng chứng về hiệu quả của chương trình gây tranh cãi này. “Dĩ nhiên đến tôi cũng sẽ thấy “khoẻ hơn” sau nhiều tháng xông hơi, massage và tập thể dục. Tuy nhiên, chưa có phân tích khoa học rõ ràng nào về kết quả lâu dài”, ông viết. Theo một số chuyên gia khác, cái gọi là kết quả khả quan bước đầu của Purif có thể đến từ tâm lý của người tham gia hơn là hiệu quả thật.
Trọng Kha


 

Diệu Hiền