26/12/2024

Nếu dời ga, cứ 1 chuyến tàu cần 30 xe buýt đưa rước

Trong khi thăm dò của tuoitre.vn: hơn 3/4 số bạn đọc muốn dời ga Sài Gòn thì ông Hà Ngọc Trường – uỷ viên thường vụ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM – chọn phương án ngược lại: không dời.

 

Nếu dời ga, cứ 1 chuyến tàu cần 30 xe buýt đưa rước

 

 

Trong khi thăm dò của tuoitre.vn: hơn 3/4 số bạn đọc muốn dời ga Sài Gòn thì ông Hà Ngọc Trường – uỷ viên thường vụ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM – chọn phương án ngược lại: không dời.

 

 

 

 

Nếu dời ga, cứ 1 chuyến tàu cần 30 xe buýt đưa rước
Điểm giao cắt giữa đường sắt và đường Trần Văn Đang, P.11, Q.3, TP.HCM thường xuyên gây kẹt xe vào giờ cao điểm – Ảnh: Hữu Khoa

Trao đổi của Tuổi Trẻ với ông Trường nhằm tìm lời giải thích hợp cho giao thông TP.HCM trong tương lai. Trên tinh thần này, ông Trường cho biết ông ủng hộ quy hoạch do Bộ GTVT lập và Thủ tướng phê duyệt từ năm 2013 là đường sắt quốc gia phải được bố trí vào tận trung tâm TP. Ông Trường nói:

– Hãy thử hình dung một đoàn tàu chở gần 1.000 hành khách đi từ ga Bình Triệu (Q.Thủ Đức) hoặc ga Sóng Thần (Bình Dương) thì phải tổ chức khoảng 30 chiếc xe buýt để đón khách từ các ga trên về trung tâm TP và đưa khách từ trung tâm TP ra ga. Khi đó, số lượng xe buýt sẽ tăng gấp 10 lần hoặc cao hơn khi mỗi ngày có 10 đoàn tàu hoặc nhiều hơn đến các ga trên. Như vậy sẽ phải dùng số lượng xe buýt khổng lồ để phục vụ đưa và đón khách, dẫn đến kẹt xe cho nhiều tuyến đường nội đô và cửa ngõ TP.

Ngoài ra, đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia phải liên hoàn với nhau mới bảo đảm phục vụ khách, bởi vì không chỉ có những người từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến TP mà còn có những người từ Đồng Nai, Bình Dương về TP.HCM làm việc hằng ngày thì ngành đường sắt phải phục vụ đưa hành khách càng vào sâu trung tâm TP càng tốt. Do đó, việc đưa hành khách vào đến ga Sài Gòn là thuận lợi nhất.

Nếu dời ga, cứ 1 chuyến tàu cần 30 xe buýt đưa rước
Ảnh: Ngọc Ẩn

“Việc xây dựng đoạn đường sắt trên cao từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm ùn tắc giao thông trên 14 giao lộ chính của TP với 
đường sắt

Ông Hà Ngọc Trường

* Thế nhưng người dân cho rằng xe lửa vào trung tâm TP gây kẹt xe ngày càng căng thẳng hơn?

– Hiện nay mật độ xe lưu thông ở TP ngày càng tăng nên không thể tiếp tục duy trì tuyến đường sắt chạy trên mặt đường từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn. Chúng tôi đã đề xuất xây dựng tuyến đường sắt trên cao này để tránh giao cắt trên mặt bằng đường bộ dẫn đến kẹt xe ở những đoạn đường có xe lửa đi qua.

Về ý kiến di dời ga Sài Gòn ra ngoại vi, tôi xin nói là vào năm 1999 khi còn là trưởng phòng nghiên cứu thiết kế đường sắt thuộc Công ty Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (Tedi South), chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích rất đầy đủ về việc nếu để ga Sài Gòn là ga đầu mối hành khách ở TP sẽ có thuận lợi gì và khó khăn gì. Và từ đề xuất của Tedi South, Bộ GTVT đã thống nhất trình và được Thủ tướng chấp thuận phê duyệt quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Bình Triệu về ga Sài Gòn. Như vậy, ga Sài Gòn vẫn là nhà ga hành khách đầu mối ở TP.HCM thuộc tuyến đường sắt quốc gia.

* Tại sao việc đầu tư tuyến đường sắt trên cao này 
quá chậm?

– Theo tính toán sơ bộ phải cần khoảng 200 triệu USD vốn đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này (chưa tính vốn đền bù giải toả). Việc đầu tư chậm là do chưa tìm được nhà đầu tư dự án. Các dự án đầu tư hạ tầng giao thông và đặc biệt là dự án đầu tư hạ tầng ngành đường sắt, việc hoàn vốn đầu tư rất chậm nên phải tìm phương thức hoàn vốn, hỗ trợ nhà đầu tư thì họ mới làm. Theo tôi, có thể xã hội hóa đầu tư dự án này cho nhiều thành phần kinh tế tham gia. Chẳng hạn như đổi đất lấy hạ tầng. Cụ thể là đưa toàn bộ Xí nghiệp Đầu máy toa xe từ ga Sài Gòn ra ga Bình Triệu để có được 4,5ha tại khu đất depot Chí Hoà và ga Sài Gòn là “khu đất vàng” giao cho nhà đầu tư, đổi lại họ sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Bình Triệu về ga Sài Gòn (bao gồm cả ga kỹ thuật tàu khách tại Bình Triệu).

* Trước đây UBND TP có đề nghị đặt ga hành khách đầu mối ở TP.HCM tại Suối Tiên (Q.9). Theo ông, đề xuất này có hợp lý?

– Lúc đó, UBND TP đã có hai kiến nghị với Bộ GTVT. Một là đề nghị tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam xuyên quốc gia từ Hà Nội đến Cần Thơ không thiết kế tuyến đường sắt đi vào ga Sài Gòn. Điều này không có nghĩa là TP đề nghị dời ga Sài Gòn ra Suối Tiên. Hai là nếu không xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào ga Sài Gòn thì Bộ GTVT cần đưa ga Sài Gòn ra Suối Tiên. Như vậy, TP đã đề nghị Bộ GTVT chọn cách giải quyết, không thể để kéo dài tình trạng đường sắt vẫn chạy trên mặt đường vào ga Sài Gòn như hiện nay.

* Theo ông, đến nay Bộ GTVT đã xúc tiến dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào ga Sài Gòn đến đâu?

– Bộ GTVT đã đưa dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn vào danh mục kêu gọi các nhà đầu tư. Mới đây, trong văn bản góp ý kiến với Thành ủy TP.HCM về giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020, tôi có đề xuất nhân vụ sập cầu Ghềnh làm ách tắc giao thông vận tải đường sắt Bắc – Nam, TP.HCM bị cô lập, TP nên bàn với Bộ GTVT khẩn trương đầu tư đoạn đường sắt trên cao từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8-4-2013.

Tuyến đường sắt trên cao kết nối với metro, xe buýt 
ra sao?

Theo ông Hà Ngọc Trường, mục tiêu của đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị phải kết nối với nhau để phục vụ người dân đi lại thuận lợi nhất. Vì vậy, khi thiết kế tuyến đường sắt trên cao từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn đã quy hoạch thiết kế ga Sài Gòn kết nối với tuyến metro số 2 (Bến Thành (Q.1) – Tham Lương (Q.12)) do bố trí đường hầm từ ga metro số 2 nối vào ga Sài Gòn. Tại nhà ga Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) sẽ kết nối với tuyến metro số 5 ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh). Tại nhà ga đường Nguyễn Kiệm sẽ kết nối với tuyến metro số 4 và tại ga Bình Triệu – quốc lộ 13 – Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức) sẽ kết nối với tuyến metro số 3b.

Đồng thời, trong tương lai bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh) hiện hữu sẽ kết nối với tuyến metro số 3b đưa khách đến ga Bình Triệu và tại ga Sài Gòn hiện hữu sẽ bố trí bến xe buýt và taxi. Như vậy các tuyến metro, xe buýt, taxi sẽ kết nối với tuyến đường sắt trên cao giúp người dân đi lại rất thuận lợi.

Quy hoạch đã được 
Thủ tướng phê duyệt

Theo quyết định số 568/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, việc xây dựng tuyến đường sắt quốc gia đoạn đi trên địa bàn TP bao gồm các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm, đường đôi, điện khí hoá, khổ đường 1.435mm như sau: cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam khu vực TP.HCM, đoạn Trảng Bom – Hoà Hưng (ga Sài Gòn) dài 41km. Trong đó, xây dựng mới tuyến tránh TP Biên Hoà (Đồng Nai) về phía nam và đoạn Bình Triệu – Hoà Hưng thành đoạn đường sắt trên cao.

Ga đường sắt: nghiên cứu xây dựng mới các ga trong khu đầu mối đường sắt TP.HCM, gồm ga khách kỹ thuật phía bắc là ga Bình Triệu (Q.Thủ Đức) có diện tích khoảng 41ha, ga khách trung tâm là ga Sài Gòn có diện tích 6,14ha và ga khách kỹ thuật phía nam là ga Tân Kiên (H.Bình Chánh) có diện tích 75ha; xây dựng mới ga Thủ Thiêm cho tuyến đường sắt TP.HCM – Nha Trang, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – cảng hàng không quốc tế Long Thành…

 
NGỌC ẨN thực hiện