25/12/2024

Những Lưu Ý Vàng Về Ung Thư Đại Trực Tràng

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với bác sĩ Võ Kim Điền, Trung Tâm điều trị ung thư Hy Vọng và bác sĩ Lê Đức Tuấn, Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện FV về những căn bệnh này.

 

Những Lưu Ý Vàng Về Ung Thư Đại Trực Tràng

 

 


 

Đau bụng thường xuyên, đi tiêu ra máu là những dấu hiệu của UTĐTT. Nguồn: Shutterstock.

 

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với bác sĩ Võ Kim Điền, Trung Tâm điều trị ung thư Hy Vọng và bác sĩ Lê Đức Tuấn, Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện FV về những căn bệnh này.

Bệnh UTĐTT thường xuất phát từ đâu?

BS.Kim Điền: UTĐTT xuất phát từ niêm mạc thành ruột già (lớp trong cùng), Sau đó xâm lấn đến các lớp khác của thành ruột già gồm lớp dưới niêm mạc, lớp cơ vòng-cơ dọc, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc (lớp ngoài cùng).

Đại tiện ra máu, có vết loét ở hậu môn có phải là bị ung thư?

BS. Kim Điền: Đại tiện ra máu không đau có thể là dấu hiệu của bệnh nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như trĩ, đường ruột… Tốt hơn bạn nên đi khám để được tư vấn chính xác, nhất là những người trên 40 tuổi. Cũng như vậy, nếu muốn biết một vết loét có phải ung thư hay không bạn cần thực hiện sinh thiết mẫu tế bào ở vị trí vết loét mới trả lời chính xác được.. 

Bệnh UTĐTT có di truyền không? 

BS. Kim Điền: nếu trong gia đình có người mắc UTĐTT, những người còn lại nên kiểm tra trước độ tuổi của người bị bệnh khoảng 10 năm. Người không có dấu hiệu gì ở độ tuổi 50 nên đi khám 10 năm/lần. Những người có triệu chứng về tiêu hóa nên tầm soát trực tiếp bằng nội soi. 

Với UTĐTT thì phẫu thuật là phương pháp tốt nhất? Điều đó có đúng không? Nếu bệnh nhân không muốn phẫu thuật có thể thay thế bằng phương pháp khác?

BS. Đức Tuấn: Việc phẫu thuật hay dùng các phương pháp điều trị khác nhau là tùy vào tình trạng bệnh. Tại FV, sau khi thực hiện thăm khám và các xét nghiệm, các bác sĩ điều trị ung thư sẽ hội chẩn liên chuyên khoa với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành ung thư, tiêu hoá, phẫu thuật để lập ra phác đồ điều trị riêng biệt và phù hợp nhất cho bệnh nhân. Riêng với bệnh UTĐTT, phẫu thuật vẫn là chìa khóa thành công trong UTĐTT. Trước đây, việc mổ phải tạo vết cắt rộng ít nhất 7 cm, bỏ hầu như toàn bộ trực tràng, nhưng hiện nay, với kỹ thuật mới, chỉ phải mổ một đoạn dài 2cm. 

UTTĐTT di căn là cầm chắc cái chết?

BS. Kim Điền: Điều đó không đúng. Tại Trung tâm Hy Vọng FV, Tôi từng điều trị cho một trường hợp bệnh nhân, sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u đại trực tràng, được điều trị bằng hoá trị, bệnh nhân khỏi bệnh và khỏe mạnh suốt 4 năm thì phát hiện di căn, ung thư gan. Chúng tôi tiếp tục phẫu thuật cắt khối ung thư gan trái và áp dụng giải pháp nhắm trúng đích để điều trị cho bệnh nhân, hiện đã 4 năm rồi bệnh nhân vẫn khoẻ. 
 Với bệnh ung thư nói chung và UTĐTT nói riêng, yếu tố điều trị quan trọng là phát hiện sớm, có phác đồ điều trị thích hợp. Vì thế bạn nên thường xuyên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để có thể kịp thời điều trị nếu không may mắc phải căn bệnh này. 

Người bị UTĐTT trước và sau mổ cần lưu ý chế độ ăn uống như thế nào? Chế độ bổ dưỡng thế nào là hợp lý với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị UTĐTT? 

BS.Đức Tuấn: Trước khi phẫu thuật không cần phải có các chế độ ăn uống gì đặc biệt. Sau khi phẫu thuật, người bệnh tiến hành phẫu thuật cắt đoạn nào trong đại tràng thì có chế độ ăn sau mổ sao cho phù hợp. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu người bệnh phẫu thuật cắt bên phải, cắt ngang hoặc trái đại tràng thì không cần có chế độ ăn đặc biệt nhưng chẳng hạn cắt đoạn dưới đại tràng thì cần làm lưu ý tránh ăn các món ăn có nhiều xơ , cặn để giảm việc tạo phân trong một thời giờ. 

BS. Kim Điền: Trong điều trị ung thư, dinh dưỡng đối với bệnh nhân là vấn đề rất quan trọng. Do vậy, người bệnh bị UTĐTT cần ăn uống đều đặn để giữ sức khoẻ. Chế độ ăn làm sao để tránh táo bón như ăn nhiều rau, ít thịt nhưng cũng cần lưu ý ăn sao cho đủ chất, không nên kiêng cử quá. Tại bệnh viện FV luôn có các chuyên gia dinh dưỡng lên chế độ bổ dưỡng cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh.

Nếu bạn phát hiện ung thư sớm, cơ hội chữa bệnh sẽ rất cao. Đó là lý do FV đã đưa ra một số chương trình tầm soát ung thư bằng voucher với giá thấp, giúp phát hiện các bệnh ung thư phổ biến gồm các bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung. Liên hệ: Trung tâm điều trị ung thư Hy vọng, Tầng trệt, toà nhà F, Bệnh viện FV. Email: [email protected]. Điện thoại: +84 (8) 5411 3333