25/12/2024

Giám sát còn ‘cưỡi ngựa xem hoa, vuốt ve thành tích’

Nhìn lại nhiệm kỳ khoá 13, theo các đại biểu, Quốc hội còn rất nặng nợ với cử tri khi công tác làm luật hạn chế, giám sát chuyên đề vẫn chủ yếu “cưỡi ngựa xem hoa, vuốt ve thành tích”.

 

Giám sát còn ‘cưỡi ngựa xem hoa, vuốt ve thành tích’

 

Nhìn lại nhiệm kỳ khoá 13, theo các đại biểu, Quốc hội còn rất nặng nợ với cử tri khi công tác làm luật hạn chế, giám sát chuyên đề vẫn chủ yếu “cưỡi ngựa xem hoa, vuốt ve thành tích”.




Các đại biểu tại phiên thảo luận sáng qua	- Ảnh: Ngọc Thắng

Các đại biểu tại phiên thảo luận sáng qua – Ảnh: Ngọc Thắng


Dù theo chương trình, phiên làm việc buổi sáng 23.3, Quốc hội (QH) thảo luận báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Thủ tướng, QH, Viện KSND tối cao, TAND tối cao và Tổng kiểm toán Nhà nước, tuy nhiên các đại biểu (ĐB) chủ yếu tập trung mổ xẻ trách nhiệm trước cử tri, nhân dân cả nước.
Kết luận rồi “rơi tõm”
 
 
Giám sát còn 'cưỡi ngựa  xem hoa, vuốt ve thành tích' - ảnh 1
QH làm thế này còn nặng nợ với cử tri lắm. 
Dân đặt niềm tin vào ĐBQH, mong muốn chúng ta thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ nhưng chúng ta làm chưa đến nơi đến chốn. Nếu chúng ta 
giám sát kỹ thì chắc chắn sẽ làm được nhiều việc, đem lại được niềm tin cho nhân dân. 
Những điều này, QH khoá 14 phải thay đổi
Giám sát còn 'cưỡi ngựa  xem hoa, vuốt ve thành tích' - ảnh 2
 
ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng)
 

Đi thẳng vào công tác giám sát của QH, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) ví von nhiệm kỳ vừa qua nhiều chuyến giám sát của QH chỉ như… “cưỡi ngựa xem hoa”, đặc biệt là chuyên đề giám sát oan sai. Dẫn báo cáo của Viện KSND và TAND tối cao với tỷ lệ án giải quyết lên tới hơn 98%, ông Nghĩa nói: “Báo cáo tròn trĩnh như vậy đúng là hồng phúc cho nhân dân. Nhưng tại sao vẫn còn bao nhiêu vụ án oan, bao nhiêu vụ xử xong rồi người dân vẫn đi kiện khắp nơi”. Có những nguyên do khách quan, nhưng theo ông chủ yếu nằm ở năng lực, trách nhiệm của ĐBQH. Đi giám sát án oan, dẫn đầu là một phó chủ nhiệm, nghe đủ các ban bệ, cơ quan báo cáo nhưng đến khi về lại không kết luận được một vấn đề gì. “QH làm thế này còn nặng nợ với cử tri lắm. Dân đặt niềm tin vào ĐBQH, mong muốn chúng ta thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ nhưng chúng ta làm chưa đến nơi đến chốn. Nếu chúng ta giám sát kỹ thì chắc chắn sẽ làm được nhiều việc, đem lại được niềm tin cho nhân dân. Những điều này, QH khoá 14 phải thay đổi”, ông Nghĩa trăn trở.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) chia sẻ, ông có cảm giác QH vẫn còn “vuốt ve” thành tích các cơ quan được giám sát chứ chưa có cơ chế để chỉ rõ nhiều bệnh tật, nguyên nhân và nội tình căn bệnh đó để chữa trị. Nguyên nhân theo ông Đương do năng lực của nhiều ĐB. “ĐBQH chuyên trách ở T.Ư phải thực sự có trình độ, tránh tình trạng cứ chuẩn bị bầu cử thì nhiều vụ phó được thăng hàm vụ trưởng để trở thành ĐBQH chuyên trách”, ông nêu thực tế.
Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của QH Nguyễn Sỹ Cương bày tỏ, điều đáng tiếc nhất của ông nhiệm kỳ qua là nhiều vấn đề được nêu trong hoạt động giám sát, chất vấn không được đi đến cùng. “Kỳ
9 – 10 vừa qua, tôi nói về tình trạng phân bón giả, thậm chí phải kêu lên ai cứu người nông dân VN nhưng rồi tình trạng lỗi trong quản lý lĩnh vực này cũng vẫn thế. Phát biểu “rơi tõm” đi đâu, không có tác dụng gì, vẫn tồn tại hàng nghìn loại phân bón, người dân như đứng trước ma trận, không biết thế nào mà lần”, ông Cương dẫn chứng.
Cần những vị bộ trưởng hành động
Góp ý cho báo cáo nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, Chính phủ chỉ nên đóng vai trò kiến tạo, không nên mất quá nhiều thời gian vào những công việc cụ thể, xử lý các công việc kinh doanh, nội bộ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. “Người dân cần những vị bộ trưởng hành động, có thể làm chuyển động, chuyển biến ngành mình phụ trách, không cần những vị bộ trưởng chỉ biết nói tiếp thu, ghi nhận, nghiên cứu tháo gỡ, chờ Chính phủ, T.Ư quyết định”, ông Phúc nói và bày tỏ: “Bộ trưởng phải là những người có tư duy hành động, đi ngay vào thực tiễn để giải quyết vấn đề, còn nếu trong thẩm quyền của mình mà không giải quyết được, cứ chờ cấp trên thì dân bầu lên làm gì”.
ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) đánh giá, nếu trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đều có những vị “tư lệnh” xông xáo và hành động thì bộ mặt của ngành và lĩnh vực đó sẽ chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, theo ông Cự, trong quản lý nhà nước chính sách từ T.Ư đến địa phương không đồng bộ, chưa nghiêm túc nên không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ông Cự dẫn chứng, có những vấn đề “nóng” được cử tri quan tâm nhưng vẫn còn tình trạng địa phương này giải quyết triệt để còn địa phương khác không làm cũng không sao. “Tôi rất tiếc là thời gian qua việc đánh giá vẫn kiểu… hoà cả làng, những nơi nghiêm túc, làm tốt cũng không thấy biểu dương gì”, ông Cự nói.
Làm luật rất “không ổn”
Không chỉ công tác giám sát, việc hạn chế trong xây dựng luật cũng được các ĐB đề cập. Theo ĐB Huỳnh Nghĩa, nhiệm kỳ vừa qua vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhiều luật ban hành bị tắc không đi vào cuộc sống như luật Phòng chống tác hại thuốc lá nơi công cộng hay án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. “Người ta làm đơn xin được chết nhưng lại không tử hình được vì không có thuốc. Chúng ta làm luật như thế thì làm sao luật đi vào cuộc sống được. Mà luật không đi vào cuộc sống thì làm luật ra để làm gì?”, ông Nghĩa nói.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ, một trong những điều mà bà “hiểu ra” vào cuối nhiệm kỳ chính là công tác làm luật rất “không ổn”.  “QH phải là người xây dựng luật, chứ giao cho Chính phủ xây dựng luật từ đầu là không ổn”, bà Lan bày tỏ. 


Anh Vũ – Trường Sơn – Thái Sơn