25/12/2024

Cẩn trọng khi đặt nhà ga ngầm ở hồ Hoàn Kiếm

Nhiều ý kiến khác nhau về việc đặt nhà ga ngầm trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn tại Hà Nội.

 

Cẩn trọng khi đặt nhà ga ngầm ở hồ Hoàn Kiếm

 

Nhiều ý kiến khác nhau về việc đặt nhà ga ngầm trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn tại Hà Nội.




Hồ Gươm nhìn từ trên cao - Ảnh: Hanoi Fly

 

Hồ Gươm nhìn từ trên cao – Ảnh: Hanoi Fly


Khu vực được luật di sản bảo vệ
Bộ VH-TT-DL vừa có văn bản trả lời UBND TP.Hà Nội về việc bố trí nhà ga và các lối ra vào ga ngầm C9, thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, TP.Hà Nội. Vị trí đặt nhà ga ngầm được lấy ý kiến, theo Sở VH-TT Hà Nội, nằm ở trước cửa Tổng công ty Điện lực. Bộ cho rằng vị trí các lối lên xuống trong bản quy hoạch hiện tại thuộc phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt (hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn). Đây vốn là khu vực trọng yếu, gắn với truyền thuyết, lịch sử và văn hiến của thủ đô Hà Nội. Đồng thời, khu vực này cũng là không gian có giá trị thẩm mỹ, cảnh quan, phục vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng của nhân dân.
 
 
Cẩn trọng khi đặt nhà ga ngầm ở hồ Hoàn Kiếm - ảnh 1
Trên thế giới ở các khu phố cổ người ta vẫn có ga tàu điện ngầm. Điều quan trọng, cửa ra của nó cần phải rất khiêm tốn, bình dị, không ảnh hưởng tới không gian văn hoá

Cẩn trọng khi đặt nhà ga ngầm ở hồ Hoàn Kiếm - ảnh 2
 
GS Hoàng Đạo Kính
 

Do vậy, theo Bộ VH-TT-DL, lãnh đạo Hà Nội và Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cần xây dựng thêm các phương án bố trí nhà ga, lối lên, lối xuống của ga C9, cũng như biện pháp giảm thiểu tác động tới các yếu tố chứa đựng giá trị của di tích. Sau khi có thêm các phương án bổ sung này, một buổi làm việc xin ý kiến rộng rãi từ nhà khoa học thuộc lĩnh vực lịch sử, mỹ thuật, khảo cổ, kiến trúc, quy hoạch đô thị… cũng cần được tổ chức để có sự đồng thuận cuối cùng.

Cần coi trọng không gian văn hoá
Bên cạnh góc nhìn di sản văn hoá của Bộ VH-TT-DL, cũng còn có những ý kiến khác từ phía các chuyên gia đô thị, kiến trúc.
GS Hoàng Đạo Kính cho biết điểm nhạy cảm ở đây là không gian phố cổ, di tích. Tuy nhiên, theo ông, trên thế giới ở các khu phố cổ người ta vẫn có ga tàu điện ngầm. Điều quan trọng, cửa ra của nó cần phải rất khiêm tốn, bình dị, không ảnh hưởng tới không gian văn hoá. “Kiến trúc đó không nên làm phá vỡ kiến trúc đã có. Nó chỉ là lối vào dễ nhận biết, dễ tìm thôi”, ông nói.
Theo GS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên kiến trúc sư trưởng của Hà Nội, tuyến đường này đã được Thủ tướng phê duyệt, nó cũng liên quan đến khu vực di tích quốc gia đặc biệt. Ông Nghiêm phân tích: “Bản thân một nhà ga không ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan khu vực nhưng hoạt động khai thác của nhà ga thì lại tác động rất lớn đến hoạt động của khu vực di tích này. Vì thế, phải lựa chọn tổ chức không gian trong nhà ga và đặc biệt là các lối đi lên xuống thích hợp để không những thuận tiện cho người tới tham quan mà còn không ảnh hưởng di tích. Nhưng các phương án đã nêu thì người ta thấy có thể có ảnh hưởng. Vì thế cần nghiên cứu thận trọng hơn”.
Ông Nghiêm cũng nhấn mạnh việc cần giữ không gian văn hoá hồ Hoàn Kiếm, đặc biệt là khu vực đền Ngọc Sơn: “Đây là khu vực xuyên suốt 2 – 3 thế kỷ nay. Người Pháp cũng rất tôn trọng nó, và tôn tạo nó thành khu trung chuyển giữa phố cổ là khu của Thăng Long cũ với khu phát triển mới là khu của người Pháp”. Về quy hoạch, ông Nghiêm cho biết hiện quy hoạch phân khu khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận chưa được phê duyệt. “Vậy càng cần phải tham khảo quy hoạch này để tìm mối tương quan với các công trình lân cận và hệ thống giao thông công cộng”, ông nói. Bên cạnh đó, theo ông Nghiêm, ngoài việc lấy ý kiến chuyên gia như Bộ VH-TT-DL đề nghị còn cần phải lấy cả ý kiến cộng đồng nữa.
Cẩn trọng khi đặt nhà ga ngầm ở hồ Hoàn Kiếm - ảnh 3

Vị trí được khoanh vùng là nơi dự kiến đặt nhà ga ngầm

Đặt ga ngầm phía phố hồ Hoàn Kiếm
PGS-TS Nguyễn Hồng Thục (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho rằng việc đặt điểm lên xuống của nhà ga có thể thay đổi hẳn một phần hồ Hoàn Kiếm. Bà cho rằng giá trị của các cấu trúc lịch sử như hồ Hoàn Kiếm là vô giá. Chính vì thế, tại đây, muốn làm điểm lên xuống và nhà ga ngầm phải cân nhắc địa điểm. Nó phải không ảnh hưởng hoạt động di tích, kể cả tâm linh và lịch sử.
Bà Thục cũng nhắc tới nguyên tắc đặt cửa ra metro trên thế giới. Theo đó, phải lựa chọn lối thuận tiện để giải phóng người từ tàu thoát ra bên ngoài. Cũng cần chọn các chỗ để có thể phát triển dịch vụ ngầm. Địa điểm lên xuống ga cần gọn gàng chứ không phải to lớn. Nó không được xâm phạm các không gian trên mặt đất.
Chiếu theo những yếu tố này, theo bà, điểm đặt ga ngầm ở trước tòa nhà Tổng công ty Điện lực như phương án hiện nay là không hợp lý. “Nó cản trở hướng Bà Kiệu, lại cản trở hướng nhà UBND TP, cản trở hướng đền Ngọc Sơn. Như thế thì không nên”, bà Thục nói. Bà đưa ra phương án lùi điểm lên xuống này về phía phố Hồ Hoàn Kiếm (tên con phố nhỏ gần hồ Hoàn Kiếm). Gần đó có một không gian quảng trường rộng gần nhà hát múa rối. Theo bà, nếu chọn khu vực đó thì sẽ có nhiều hướng thoát hơn cho người từ ga, đồng thời không cản trở dòng người đi đến. Quảng trường ngầm ở đó có thể phát huy để làm dịch vụ ngầm. Việc tiếp cận toàn bộ phố cổ và nhiều hướng khác cũng rất thuận tiện.

Trinh Nguyễn