02/11/2024

Chuyện giao thông ở phố Tây Sài Gòn: ‘Tôi thấy rất đau’

Ông Lê Hoàng Minh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM – thừa nhận như vậy khi làm việc với hơn 70 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn liên quan đến vấn đề giao thông đưa rước khách du lịch ở phố Tây.

 

Chuyện giao thông ở phố Tây Sài Gòn: ‘Tôi thấy rất đau’

 

 

Ông Lê Hoàng Minh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM – thừa nhận như vậy khi làm việc với hơn 70 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn liên quan đến vấn đề giao thông đưa rước khách du lịch ở phố Tây. 





Ông Lê Hoàng Minh (đứng) cùng với Phó giám đốc Sở Du lịch Lã Quốc Khánh chủ trì cuộc họp - Ảnh: Trung Hiếu

 

Ông Lê Hoàng Minh (đứng) cùng với Phó giám đốc Sở Du lịch Lã Quốc Khánh chủ trì cuộc họp – Ảnh: Trung Hiếu


“Bí thư Thăng chưa đụng sao lại siết?”

Dẫn lại lời doanh nghiệp khách sạn chất vấn khi cấm dừng, đỗ ô tô ở phố Tây là: “Bí thư Thăng (Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng – PV) chưa đụng sao lại siết”, ông Minh cho hay chủ trương lập lại trật tự giao thông ở đây đã được UBND TP giao từ năm 2012 nhưng chưa có điều kiện làm.

Sau tết âm lịch, sau khi lấy ý kiến từ cơ quan chức năng, Sở GTVT cấm dừng, đỗ ô tô đường Phạm Ngũ Lão, Lê Lai, Đỗ Quang Đẩu… Sở GTVT chỉ cho phép ô tô dưới 15 chỗ được phép dừng, đỗ không quá 3 phút để đưa đón khách ở một số vị trí có cắm biển.

Ông Minh thừa nhận cũng có thiếu sót khi việc thông tin chưa đầy đủ khiến một số người dân, doanh nghiệp bức xúc.

Về giải pháp, ông Minh cho hay trước mắt dành ra 500 m2 trong công viên 23/9 dành cho các xe dừng đưa đón khách. Quãng đường từ công viên vào khách sạn khoảng 300 m không quá dài. Sở sẽ có phương án xây nhà chờ, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Về lâu dài sẽ thu phí để có chi phí thuê người giữ vệ sinh, an ninh trật tự khu vực này.

Chuyện giao thông ở phố Tây Sài Gòn: ‘Tôi thấy rất đau' - ảnh 1

Sau khi lệnh cấm dừng đỗ ban hành, giao thông ở đường Phạm Ngũ Lão thoáng đãng – Ảnh: Trung Hiếu

Để hỗ trợ thêm cho xe khách sạn đưa đón khách du lịch, khách Tây, cứ 50 m trên đường Phạm Ngũ Lão, Sở GTVT sẽ bố trí 2 ô cho phép xe dưới 26 chỗ dừng đón khách thay vì chỉ có 2 vị trí ở 2 đầu đường như trước đây. Việc dừng, đỗ xe đón khách không đươc quá 5 phút.

Sở cũng có phương án việc cấm dừng, đỗ xe lớn trên 26 chỗ ở phố Tây chỉ áp dụng từ 6 giờ sáng đến 24 giờ tối. Từ 0 giờ đến 6 giờ sáng, xe trên 26 chỗ của doanh nghiệp lữ hành, khách sạn khi có nhu cầu có thể dừng đỗ.

Quản lý lỏng lẻo

Các biện pháp mà Sở GTVT đưa ra vẫn chưa làm các doanh nghiệp du lịch ở phố Tây hài lòng. Bà Đặng Thị Thy Thanh – Giám đốc khách sạn Viễn Đông – cho hay do tình hình an ninh ở phố Tây khá tạp nên lo ngại việc di chuyển từ công viên về khách sạn khách dễ bị cướp giật và tai nạn. Bà Thanh cho hay từ việc có nhiều lợi thế thì nay với quyết định trên, phố Tây lại có nhiều bất lợi so với khu vực khác và dễ bị tác hủy dịch vụ.

Ông Trịnh Nguyễn Hùng Dũng – Giám đốc Công ty du lịch Thiên Niên Kỷ – chỉ thẳng giao thông ở phố Tây trở nên căng thẳng, rối ren là do xe của công ty liên vận, xe khách đường dài chứ không phải từ xe lữ hành, khách sạn. Do đó, nếu cấm thì cấm các xe khách trá hình lập bến ở đây chứ không phải xe lữ hành, khách sạn.

Chuyện giao thông ở phố Tây Sài Gòn: ‘Tôi thấy rất đau' - ảnh 2

Sở GTVT cắm thêm bảng cho phép xe dưới 26 chỗ vào phố Tây đón trả khách du lịch không quá 5 phút -Ảnh: Trung Hiếu

“Việc bố trí 500 m2 tương đương 12 “lốt” xe ở công viên dành cho hơn 50 công ty du lịch, xe khách là quá tải. Việc bố trí như thế thì lúc cao điểm xe không đủ chỗ phải giành giật nhau. Lúc đó cảnh đón khách quốc tế giống như đón đoàn quân lê dương thất trận trở về. Hình ảnh đó đẹp hay xấu với du lịch Việt Nam? Với quy mô của phố Tây hiện nay, các anh phải xem bến xe Phạm Ngũ Lão như một bến xe quốc tế để có sự chuẩn bị bài bản”, ông Dũng bức xúc.

“ý kiến mà doanh nghiệp đưa ra rất thẳng thắn. Tôi ngồi nghe thấy rất là đau vì một thời gian dài TP quản lý giao thông lỏng lẻo nên có một số khu vực lộn xộn, trong đó đó có khu vực Phạm Ngũ Lão. Bản chất của việc lộn xộn này là từ khi khu vực này có hoạt động xe khách tuyến cố định”, ông Lê Hoàng Minh nói.

Ông Minh cho hay theo luật thì xe chạy các tuyến cố định phải đón khách ở bến xe. Nhưng luật cũng cho phép xe hợp đồng được đón trả khách ở địa điểm ghi trong hợp đồng. Từ đó các doanh nghiệp vận tải hành khách tìm cách lách luật. Thống kê năm 2015, các điểm chạy xe theo hợp đồng tăng 25% so với năm 2014.

Trung Hiếu – Tân Phú