26/12/2024

Phải đạt chuẩn nếu không muốn mất việc

Hiểu rằng không còn cách nào khác ngoài việc phải có được chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT để khỏi tụt hậu, nhiều giáo viên lao vào học để đạt chuẩn.

 

Phải đạt chuẩn nếu không muốn mất việc

 

Đến năm 2020 các giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn quy định - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đến năm 2020 các giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn quy định – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Hiểu rằng không còn cách nào khác ngoài việc phải có được chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT để khỏi tụt hậu, nhiều giáo viên lao vào học để đạt chuẩn.

Nghỉ dạy không lương

 
 

Chưa tới phân nửa giáo viên đạt chuẩn

Bà Trần Thị Thắm, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, cho biết: “GV không chỉ thiếu mà tỷ lệ đạt chuẩn vẫn còn rất thấp (48,94% vào năm 2015, có địa phương chỉ 5,7%)”.

Còn theo lãnh đạo Vụ Giáo dục tiểu học, trong số GV đã được bồi dưỡng và đạt chuẩn, không phải tất cả đều có kết quả như mong đợi. Đại diện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thì cho rằng việc bồi dưỡng để chuẩn hóa trình độ tiếng Anh và nghiệp vụ sư phạm gặp rất nhiều khó khăn: thiếu cơ sở đào tạo, GV vừa dạy vừa phải đi học bồi dưỡng, không ít GV có năng lực ngôn ngữ ở mức độ thấp, khó có thể chuẩn hoá; kinh phí tổ chức bồi dưỡng có hạn…

 

Theo chủ trương của Bộ, trước năm 2020, giáo viên (GV) dạy môn tiếng Anh bậc tiểu học bắt buộc phải có chứng chỉ B2 (chứng chỉ tiếng Anh theo khung chương trình chuẩn châu Âu). Để có được chứng chỉ này, có GV phải tranh thủ những tháng hè học ôn rồi thi, có người xin nghỉ không lương để tập trung ôn thi tốt nhất.

Cô Huỳnh Dung, GV ở một trường tiểu học Q.Gò Vấp, TP.HCM, chia sẻ: “Nếu cứ chồng chất việc nhà, đưa đón con đi học và ôn thi tôi nghĩ là mình sẽ tiếp tục trượt ở lần thi sau. Chính vì thế tôi phải rất tập trung, xin nghỉ dạy không lương trong gần một năm để chuyên tâm học. Suốt thời gian này, tôi chỉ đi học ở trung tâm và tranh thủ một số việc nhà. Đợt thi thứ ba tôi được 67 điểm và được cấp chứng chỉ”.

Là trụ cột trong gia đình

nên ông Trương Anh Tú (Q.8, TP.HCM) không thể nghỉ dạy không lương mà tranh thủ 3 tháng hè để tập trung ôn thi. “Vừa bắt đầu kỳ nghỉ hè, tôi nói với vợ là sẽ tập trung toàn bộ thời gian học tiếng Anh để thi. Tôi đăng ký ở trung tâm tiếng Anh nước ngoài với học phí

12,7 triệu đồng. Việc dạy thêm, dạy kèm của tôi đều phải gác lại hết”, ông Tú nói và chia sẻ thêm: “Nếu cứ lo dạy thêm mà thi trượt chứng chỉ thì cũng bằng hoà”. Cuối cùng, ông Tú thi được 60, vừa đủ điểm đậu.

Nhiều GV tiểu học khác cũng gặp khó khăn để đạt chuẩn khi trước nay thường dạy học tiếng Anh theo lối truyền thống, chú trọng nhiều vào từ vựng và ngữ pháp. “Do chủ quan, thấy học sinh cần học gì thì dạy đó nên nhiều năm dạy học thường ít cập nhật hay đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh. Vì thế so với yêu cầu của chứng chỉ B2, trình độ của GV rất tụt hậu”, Bùi Thuỳ Linh, một GV tiếng Anh, nhìn nhận.

Phải cố gắng để nâng cao trình độ

Cô Bùi Thị Thắm (một GV ở Vĩnh Phúc) cho biết: “Tôi thi lần này là lần thứ 5 rồi. 4 lần trước tự ôn ở nhà nên cũng chỉ dừng ở mức 32 – 45 điểm. Lần này tôi tranh thủ mấy tháng hè ra trung tâm tiếng Anh ở TP.Vĩnh Yên luyện thêm. Hy vọng lần này đủ điểm đậu”.

Trưởng bộ môn tiếng Anh một trường tiểu học ở Q.8 (TP.HCM) cho biết năm 2011 khi mới đưa ra quy định bắt buộc phải có chứng chỉ B2 thì GV được hỗ trợ một khoá ôn tập miễn phí.

Theo thông tin từ Trường tiểu học Âu Dương Lân (Q.8, TP.HCM), hiện trường mới có một GV đáp ứng được yêu cầu bổ sung chứng chỉ, những người còn lại vẫn đang tiếp tục nỗ lực cố gắng luyện thi.

Ông Nguyễn Xuân Hội, Tổ trưởng tổ tiểu học Phòng giáo dục Q.8, cho biết: “Hiện tại phần lớn trình độ của GV so với yêu cầu của chứng chỉ B2 rất lệch nên quá trình thi lấy chứng chỉ mới gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT TP.HCM có tổ chức các lớp bồi dưỡng hỗ trợ nên yêu cầu cần thiết hiện nay là những GV chưa tham dự các lớp bồi dưỡng này cần nhanh chóng tham gia, đồng thời phải tự học thêm để có thể thi lấy chứng chỉ trước năm 2020”.