24/01/2025

Nhân rộng bác sĩ gia đình

Sáng 4.3, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2016 – 2020.

 

Nhân rộng bác sĩ gia đình

 

Sáng 4.3, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2016 – 2020.





Bệnh nhân chờ khám tại phòng khám bác sĩ gia đình (Bệnh viện Q.10) chiều 4.3 - Ảnh: Lương Ngọc

Bệnh nhân chờ khám tại phòng khám bác sĩ gia đình (Bệnh viện Q.10) chiều 4.3 – Ảnh: Lương Ngọc


Tham dự hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; GS Akdag Recep, nguyên Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo các đơn vị y tế. 

 
 
Theo GS Akdag Recep, tại Thổ Nhĩ Kỳ, người dân đến với BSGĐ năm đầu tiên được chỉ định BS, từ năm thứ hai họ được lựa chọn BS – điều này làm cho BS, điều dưỡng phải thay đổi cách phục vụ để giữ bệnh nhân. BS có hợp đồng với ngành y tế chi trả trên đầu bệnh nhân, tạo ra hiệu quả để BSGĐ giữ chân bệnh nhân. Nếu phòng khám BSGĐ đạt các chỉ tiêu (số lượng bệnh nhân…) thì BS sẽ được tăng lương, thưởng. “Đó là cách khuyến khích giúp tăng năng suất, hiệu quả làm việc và chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân”, GS Akdag Recep nói và cho rằng triển khai hệ thống BSGĐ cần triển khai từng tỉnh và đảm bảo độ bao phủ toàn dân trong tỉnh. Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công sau khi đổi mới ngành y tế với mô hình BSGĐ (từ năm 2002).
Thang Duy

 
Triển khai từ năm 2013 tại 6 tỉnh thành, đến nay VN đã có 240 phòng khám BSGĐ. Các phòng khám này đã thực hiện 3.812 ca cấp cứu, khám chữa bệnh cho 807.720 lượt, phẫu thuật 12.024 ca, chuyển tuyến 14.440 ca, khám bệnh tại nhà hơn 3.094 ca và hơn 10.000 cuộc tư vấn… Tại TP.HCM, có 20/23 bệnh viện (BV) quận, huyện; 136/139 trạm y tế phường – xã thuộc các quận, huyện thành lập phòng khám BSGĐ và 4 phòng khám BSGĐ tư nhân; tổng số lượt khám bệnh tại các phòng khám BSGĐ là 652.261 ca, xét nghiệm 135.370 ca.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh mô hình phòng khám BSGĐ khi phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu, giúp người dân chăm sóc sức khoẻ toàn diện, giảm quá tải tại các BV…
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng ủng hộ việc triển khai mô hình phòng khám BSGĐ, đặc biệt là tại TP.HCM nơi có mật độ dân số cao. Theo ông, đây là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quan trọng hơn là giúp giảm tải cho các BV. Ông nói: “Với chỉ tiêu có 80% tỉnh thành trực thuộc T.Ư triển khai phòng khám BSGĐ vào năm 2020 thì Bộ Y tế nên tập trung vào mục tiêu sẽ có bao nhiêu phần trăm người dân, nhất là ở TP.HCM và Hà Nội đến phòng khám này. Nên cụ thể hoá mục tiêu và đồng bộ các giải pháp, hoàn thiện thể chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn cơ sở vật chất để triển khai”.
Ông Đinh La Thăng đưa ra 4 đề nghị với Bộ Y tế: cần có các giải pháp đồng bộ trước mắt, lâu dài nhằm giảm tải BV, vì hiện tại người dân đang rất bức xúc về vấn đề khám chữa bệnh; nên có các giải pháp cụ thể hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ, đã có thì cần thực hiện quyết liệt hơn; cần cải cách, giảm các thủ tục khám chữa bệnh; nâng cao chất lượng quản lý dược, nhất là việc bán thuốc.
 

 

Lương Ngọc