23/01/2025

Quyết liệt ‘trảm’ cán bộ bảo kê xe quá tải

Trả lời PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ thừa nhận, vẫn có một bộ phận nhỏ lực lượng thực thi công vụ kiểm soát tải trọng xe có dấu hiệu tiêu cực.

 

Quyết liệt ‘trảm’ cán bộ bảo kê xe quá tải

 

Trả lời PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ thừa nhận, vẫn có một bộ phận nhỏ lực lượng thực thi công vụ kiểm soát tải trọng xe có dấu hiệu tiêu cực.





Quyết liệt 'trảm' cán bộ bảo kê xe quá tải


– Ông nhìn nhận thế nào về việc mới đây lãnh đạo Sở GTVT Thanh Hoá, Gia Lai “trảm” cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) liên quan đến xe quá tải?
Thanh Hoá, Gia Lai không phải là địa phương đầu tiên xử lý, đình chỉ hay kiểm điểm cán bộ TTGT do không làm tròn trách nhiệm thực thi công vụ trong kiểm soát tải trọng xe. Trước đó, Hà Tĩnh, Nghệ An… cũng đã từng xử lý, kiểm điểm, thậm chí đình chỉ thanh tra có thiếu sót hoặc vi phạm. Việc lãnh đạo Sở GTVT Thanh Hoá, Gia Lai trực tiếp kiểm tra và đình chỉ cán bộ TTGT đã cho thấy các địa phương có sự giám sát tương đối chặt chẽ với đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp xử lý xe quá khổ, quá tải, cũng như việc xử lý vi phạm rất cương quyết.
   

– Nhưng điều này cũng nói lên sự tiếp tay, tiêu cực của một số cán bộ thanh tra với xe quá tải, thưa ông?

Thực tế vẫn có một số trường hợp, một bộ phận nhỏ cán bộ thanh tra, hoặc lực lượng công vụ trực tiếp làm công tác kiểm soát tải trọng lơ là, thậm chí có tiêu cực. Điển hình là nhiều vụ đoàn xe quá tải lọt qua nhiều tỉnh đến địa phương khác mới bị phát hiện. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện ra bất kỳ cán bộ nào còn lơ là hay tiêu cực đều bị xử lý nghiêm, như vẫn nói từ trước đến nay không có vùng cấm trong xử lý xe quá tải.
Để dứt điểm được xe quá tải phải thực sự quyết liệt, nếu không quyết liệt rất khó thành công, trong đó vai trò của lực lượng thực thi trực tiếp rất quan trọng. Năm nay chủ đề vẫn là nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, cụ thể là lực lượng tuần tra kiểm soát tải trọng trực tiếp như thanh tra, CSGT theo chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban ATGT, Bộ GTVT, Bộ Công an. Tiếp tục thực hiện kiểm soát tải trọng, đồng thời với nâng cao thái độ thực thi công vụ, những sai phạm của cán bộ phát hiện phải được xử lý kịp thời.

– Theo đánh giá, lượng xe quá tải lưu thông chỉ còn chiếm gần 10% so với trước đây, nhưng cũng là phần khó nhất. Tới đây cuộc chiến với xe quá tải sẽ được triển khai theo hướng nào?

Quyết liệt 'trảm' cán bộ bảo kê xe quá tải

 

Xe chở mì quá khổ bị buộc hạ tải tại Gia Lai ngày 26.2 -Ảnh: Trần Hiếu

Gần 10% xe quá tải còn lại tập trung vào một số đối tượng khó khăn nhất, chủ yếu là các chủ xe, lái xe, chủ hàng coi thường quy định, cố tình vi phạm, lách luật, thậm chí dựa vào sự quen biết, hoặc được bảo kê, dung túng cho hành vi chở quá tải. Muốn thắng được thì phải nắm rõ đối tượng để có giải pháp phù hợp. Giải pháp để kiểm soát tải trọng xe sẽ tập trung vào các chủ hàng, chân hàng, tức kiểm soát tại gốc từ bến cảng, kho hàng, mỏ vật liệu. Lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường, còn thanh tra sẽ phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương kiểm soát tại các mỏ vật liệu xi măng, sắt thép…
Phải theo dõi, dự báo, nắm được quy luật hoạt động thì hiệu quả chống xe quá tải mới cao. Ngoài ra, có sự giám sát chặt chẽ với người làm nhiệm vụ trực tiếp, sai phạm thì kiên quyết xử lý.
Thực tế vẫn có một số trường hợp, một bộ phận nhỏ cán bộ thanh tra, hoặc lực lượng công vụ trực tiếp làm công tác kiểm soát tải trọng lơ là, thậm chí có tiêu cực. Điển hình là nhiều vụ đoàn xe quá tải lọt qua nhiều tỉnh đến địa phương khác mới bị phát hiện
“Dính đến tiêu cực, cho ra khỏi ngành luôn”
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ tính đến tháng 1.2016, sau khi thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện, trên phạm vi cả nước không còn tình trạng xe quá tải lưu thông đường dài bắc – nam, chỉ còn khoảng 1% xe quá tải lưu thông trong phạm vi vùng, qua các tỉnh lân cận; không còn xe vi phạm chở hàng quá tải trên 300%, chủ yếu mức quá tải từ 20 – 50%, mức quá tải trên 50 – 100% không đáng kể. Tổng thể số lượng xe quá tải đã giảm khoảng 91,5%, chỉ còn khoảng 8,5% xe quá tải. Một số địa phương vẫn còn tình trạng xe quá tải, xe có kích thước thùng hàng vượt quá quy định chở vật tư, vật liệu xây dựng đi qua các địa phương liền kề như Hà Nội, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng bảo kê cho xe quá tải trong quá trình lưu thông.
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, nếu có bằng chứng cụ thể về việc cán bộ tiếp tay hay bảo kê cho xe quá tải, sẽ cương quyết xử lý, dứt khoát không bao che. “Dính đến tiêu cực sẽ xử lý ngay, cho ra khỏi ngành luôn. Không chỉ tổng cục, nhiều địa phương, nhiều Sở GTVT các tỉnh rất quyết liệt trong xử lý cán bộ vi phạm như cảnh cáo, đình chỉ…”, ông Huyện nói.

Thu hồi dự án nếu xe chở quá tải
Ông Phạm Văn Nam, Giám đốc Sở GTVT Bình Thuận, cho biết sở dĩ tình hình xe quá tải giảm nhanh là do tỉnh thực hiện chủ trương yêu cầu các doanh nghiệp, các mỏ khoáng sản, bến cảng phải cam kết không chở quá tải. Nếu phát hiện doanh nghiệp cố tình chở quá tải UBND tỉnh sẽ thu hồi dự án, hoặc đình chỉ hoạt động và xử phạt nặng. “Từ khi thành lập trạm cân di động, Bình Thuận là một trong những nơi kiểm soát xe quá tải “rát” nhất cả nước. Có những xe quá tải hơn 100%, đi qua nhiều tỉnh thành, nhưng đến Bình Thuận vẫn bị xử lý”, ông Nam nói.
Trên thực tế, nhiều xe quá tải, thậm chí giả biển số xe của cơ quan quân sự chở quá tải đều không qua lọt trạm cân của Bình Thuận (Thanh Niên nhiều lần phản ánh). Về việc phòng chống nhũng nhiễu, hay tình trạng cò mồi, bảo kê, ông Nam cho biết: “Ngoài việc trạm cân phải hoạt động 24/24 giờ thì quy chế giám sát nội bộ là rất quan trọng. Trong trạm cân có nhiều lực lượng như CSGT, TTGT, kiểm soát quân sự và các lực lượng khác đến hỗ trợ, phải giám sát lẫn nhau. Trong năm qua, cơ quan công an cũng đã xử lý nhiều trường hợp “cò” canh me trạm cân nghỉ để dắt xe quá tải né trạm”.
Quế Hà


Mai Hà 
(thực hiện)