25/12/2024

Lễ hội đầu xuân: bùng nhùng 
bi hài, nhếch nhác, bạo lực

Theo Bộ VH-TT&DL, mỗi năm ở Việt Nam có tới hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ, 2/3 trong số đó diễn ra dịp đầu xuân. Và xuân này vẫn vậy, vừa khai mùa hội đã thấy đủ chuyện bi hài.

 

Lễ hội đầu xuân: bùng nhùng 
bi hài, nhếch nhác, bạo lực

 

Theo Bộ VH-TT&DL, mỗi năm ở Việt Nam có tới hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ, 2/3 trong số đó diễn ra dịp đầu xuân. Và xuân này vẫn vậy, vừa khai mùa hội đã thấy đủ chuyện bi hài.

 

 

 

 

Lễ hội đầu xuân: bùng nhùng 
bi hài, nhếch nhác, bạo lực
Hình ảnh cướp phết tại lễ hội “Đả cầu cướp phết” ở Bàn Giản, tỉnh Vĩnh Phúc (ảnh chụp vào mùng 7 tháng giêng) – Ảnh: Nguyễn Khánh

 

 

1. Lễ hội Yên Tử vừa mở ra vào mùng 10 tháng giêng (17-2), ngay trong ngày đầu khai hội mặc cho tiếng loa ra rả kêu gọi không thắp nhang khói quá nhiều, không dùng tiền đánh bóng chùa Đồng, nhiều người vẫn chen lấn, quyết liệt “lấy linh khí” của chùa Đồng bằng cách mài tiền, mài chứng minh nhân dân, mài đôla, mài khăn áo… vào chùa.

Đáng chú ý, trong số “quyết liệt” này có nhiều đại biểu đeo biển “khách mời” của ban tổ chức. Mái chùa Đồng rất khít, các cấu kiện đồng rất vững chãi, vậy mà nhiều người vẫn tìm cách cuộn tròn các tờ tiền để nhét vào… “đút lót” thần thánh.

Trước đó trong lễ hội chùa Hương, cơ quan công an phải tung trinh sát vào bắt giữ các đối tượng chèo kéo khách từ khu vực cách chùa vài chục cây số.

Từ 2g sáng ngày khai hội (15-2, mùng 6 tháng giêng), lực lượng chức năng đã phải huy động lực lượng liên ngành phân luồng giao thông, tránh tắc nghẽn. Vậy mà vẫn tắc tị cả vài nghìn con đò trên suối Yến, khiến du khách đứng lửng lơ giữa vùng nước rộng cả tiếng đồng hồ.

Nhiều người phải tháo dép giày, vừa đi vừa bò qua mấy chục chiếc đò đang nổi lềnh bềnh để vào bờ. Tắc cả đường trên đỉnh trời lên Thiên Trù, Hương Tích.

Cảnh hỗn loạn thậm chí diễn ra ngay sau lễ khai hội, nam phụ lão ấu chen nhau trèo qua lan can, bìa núi để “mở đường” thoát ra khỏi biển người chen lấn ầm ầm.

Thảm nạn tiền lẻ, mâm cao cỗ đầy húc đẩy nhau để đến gần ban thờ và đứng lễ thật dõng dạc vẫn tái diễn.

Tại hội chợ Viềng ở Nam Định, dù cơ quan chức năng huy động tới 400 công an để chấn chỉnh nhưng vẫn tràn lan bói toán, cờ bạc, hát rong, xin tiền… khiến du khách kêu trời…

Lễ hội cướp phết lấy may ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc diễn ra vào mùng 7 tháng giêng cũng vẫn đau lòng như dự đoán.

Giẫm đạp nhau, thanh niên lực lưỡng đi như “khinh công” trên đầu cả đoàn người đông đúc, họ dùng gậy gộc lớn choảng nhau kinh dị, phết bay đến đâu là ruộng đồng nát nhừ đến đó, cơ quan công an và bảo vệ vật lộn cũng không “cầm cương” được tình hình.

Đâu là lý do để mớ bùng nhùng lễ hội nhếch nhác, phản cảm và đáng thất vọng thế này cứ tái diễn năm này qua năm khác?

Lễ hội đầu xuân: bùng nhùng 
bi hài, nhếch nhác, bạo lực
Gom tiền công đức vào bao tải tại lễ hội chùa Hương – Ảnh: T.L.

2. Nhận thức của người dân, ý thức vì cộng đồng của người tham gia lễ hội là một lẽ. Cái lẽ này muốn chuyển đổi cần phải có thời gian và có các chế tài đưa họ về với những điều không gây phản cảm.

Nhưng trên hết vẫn cơ bản là câu chuyện của nhà quản lý. Ví dụ các nạn cò mồi, bói toán, xổ số lừa đảo, cờ bạc, hát rong xin tiền du khách không phải là khó nếu cơ quan chức năng thật sự vào cuộc.

Sự luộm thuộm kể trên là nguyên nhân tất yếu dẫn đến các chuyện đau lòng khác: mất an toàn giao thông, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hình ảnh con người và các nét văn hoá tâm linh của cả cộng đồng bị bôi bẩn, không gian di tích bị xâm hại…

Cần có sự cam kết của ban quản lý các lễ hội với cấp trên, với công luận, với ngành văn hoá. Nếu quản lý không hiệu quả, chúng ta cần bầu một ban bệ mới.

Chính quyền cơ sở cần phải làm rõ trách nhiệm của mình, thậm chí quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, người đứng đầu khi để xảy ra chuyện.

Cơ quan công an cần vào cuộc đích đáng, quyết liệt, như Công an Hà Nội tung lực lượng trinh sát hình sự vào bắt, xử lý mấy chục kẻ chèo kéo du khách ở hội chùa Hương.

Hơn bao giờ hết, câu chuyện quản lý nghiêm túc, chấm dứt mớ bùng nhùng bao năm qua trong lễ hội của chúng ta đã và đang được thực tế đặt ra như một thách thức.

Nếu cứ để “được chăng hay chớ” như hiện nay thì chúng ta không chỉ mất lễ hội với ý nghĩa văn hoá tâm linh quan trọng từ nghìn đời, mà hơn thế các hệ luỵ tai hại của sự nhếch nhác, bạo lực kia còn đầu độc đời sống lâu dài.

 

NGUYỄN THỊ THANH TÂM