Khổ vì “Es” bất thường
Es là “nickname” của Estrogen, tên gọi dùng chung cho ba chất: estron, estradiol và estriol – loại hormon sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra.
Khổ vì “Es” bất thường
Es là “nickname” của Estrogen, tên gọi dùng chung cho ba chất: estron, estradiol và estriol – loại hormon sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra.
Nhiều rau trái tốt cho nữ giới, nhất là các thực phẩm giàu vitamin C – Ảnh: Tự Trung |
Khá nhiều chị em gặp phải những rắc rối cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể: da khô, tóc rụng, đau nhức xương khớp mơ hồ, làm việc mau mệt, ăn kém ngon, hay cáu gắt vô cớ, tình trạng “điện nước” ở mức báo động, thỉnh thoảng không hào hứng chuyện gối chăn…
Đó là những chị em vì lý do tai nạn, bệnh tật phải cắt bỏ một hoặc cả hai bên buồng trứng của mình. Là những quý bà đã qua tuổi sinh đẻ.
Là những chị em bị căng thẳng lo âu, stress kéo dài hoặc lao lực quá sức. Là những cô gái “màn hình phẳng” gầy gò, suy dinh dưỡng, dậy thì muộn. Là bệnh nhân suy buồng trứng sớm…
Es là “nickname” của Estrogen, tên gọi dùng chung cho ba chất: estron, estradiol và estriol – loại hormone sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, bắt đầu có trong cơ thể nữ giới từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, được ví như “dòng nhựa sống” duy trì tính nữ, vẻ đẹp và nét xuân sắc của người nữ |
“Thủ phạm” giấu mặt
Khi những chị em này đi thăm khám ở bệnh viện, các thầy thuốc thường kết luận những triệu chứng đáng ghét ấy là do “thiếu Es”.
Es là “nickname” của Estrogen, tên gọi dùng chung cho ba chất: estron, estradiol và estriol – loại hormon sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, bắt đầu có trong cơ thể nữ giới từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, được ví như “dòng nhựa sống” duy trì tính nữ, vẻ đẹp và nét xuân sắc của người nữ.
Estrogen làm thân thể thiếu nữ phát triển hoàn chỉnh và có những “đường cong” đặc trưng của phái đẹp, số đo ba vòng cân đối, thân hình mềm mại, làn da mịn màng và giúp kinh nguyệt “đến hẹn lại lên” đúng chu kỳ.
Quan trọng hơn, hormone này giúp cho sự phát triển tình dục và thiên chức làm mẹ được đâu ra đấy. Es cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch và ngăn chặn loãng xương.
Tuy nhiên, không phải lúc nào lượng nội tiết tố này cũng được duy trì ở một chế độ cân bằng. Nhiều phụ nữ không sản xuất đủ một hoặc cả ba loại estrogen nói trên một cách tự nhiên mà phải bổ sung bằng chế độ ăn uống.
Estrogen có thể bị “lên, xuống”, thậm chí bị rối loạn theo các thời kỳ khác nhau do sự hưng thịnh hoặc suy thoái buồng trứng.
Chẳng hạn ở phụ nữ bình thường, Estrogen bị suy giảm bắt đầu từ khoảng tuổi 25, rõ rệt ở tuổi 35 và cao điểm nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
Còn với những chị em bị cắt bỏ buồng trứng do bệnh lý, những chị em bị stress hay phải lao lực quá sức thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn.
Đáng nói là khi bị suy giảm Estrogen cũng chính là lúc phụ nữ gặp nhiều vấn đề phiền toái, ảnh hưởng tới tâm sinh lý (dễ cáu gắt, bốc hpả), dễ phát sinh các bệnh khác như tiểu đường type 2, tim mạch, viêm khớp, các bệnh về bộ ngực và dạ con, rối loạn tâm lý, gia tăng lo âu và căng thẳng.
Kèm theo đó, làn da biểu hiện lão hoá (dần sậm màu và mất đi độ căng mịn, xuất hiện các “vết chân chim”, tính đàn hồi của da giảm dần), đồng thời có thay đổi về vóc dáng (cơ thể kém săn chắc…).
Những phụ nữ trẻ bị thiếu hụt Estrogen thường mắc chứng hay quên, mất ngủ, dẫn đến các cơn nóng bừng trong cơ thể và đổ mồ hôi ban đêm, mất hứng thú chăn gối. Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp nhất liên quan đến tình trạng này.
Thiếu Es, phải làm sao?
Việc xử lý mức độ thiếu hụt Estrogen phải dựa vào nguyên nhân cụ thể và do bác sĩ quyết định sau khi khám xét cẩn thận.
Nồng độ Estrogen bình thường của người phụ nữ dao động từ 50 – 400 pg/ml. Nếu nồng độ Estrogen của bạn dưới ngưỡng 100 pg/ml, bạn có thể gặp “vấn đề”. Để tăng cường Estrogen, cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý.
Cần bổ sung dinh dưỡng toàn diện và cân đối: tránh những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ và giàu vitamin C như kiwi, cà chua, cam, quýt, đào, chuối, măng tây, cà rốt, súp lơ, ngô, đậu…
Nên ăn các thức ăn giàu carotene như ớt, cải xoăn, rau bina, cà rốt, củ cải, bắp cải, bí đỏ, củ cải đường; thực phẩm giàu vitamin nhóm B: gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, chuối, khoai tây, bơ, các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự Estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ…
Các chị em nên chủ động “đón đầu” nạn thiếu Es. Hiểu cơ thể mình và đầu tư cho tình cảm vợ chồng là một trong những cách tích cực và thú vị để cải thiện tình hình và khôi phục lại tình trạng “phụ tùng, máy móc”.