23/01/2025

Cẩn trọng với thực phẩm sống

Có những dạng thực phẩm nên hạn chế ăn sống nếu không muốn tự đẩy bản thân vào tình trạng ngộ độc thực phẩm, theo một chuyên gia của Mỹ.

 

Cẩn trọng với thực phẩm sống

 

Có những dạng thực phẩm nên hạn chế ăn sống nếu không muốn tự đẩy bản thân vào tình trạng ngộ độc thực phẩm, theo một chuyên gia của Mỹ.




Hàu và thịt bò - Ảnh: Shutterstock

 

Hàu và thịt bò – Ảnh: Shutterstock


Rút kinh nghiệm sau hơn 20 năm hành nghề luật sư chuyên những vụ kiện liên quan đến ngộ độc thực phẩm, chuyên gia Bill Marler đã liệt kê 6 dạng thực phẩm “tối kỵ” ăn sống, theo báo cáo trên chuyên san Food Poisoning.
Hàu sống
Ông Marler cho hay đã chứng kiến quá nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn hàu sống trong 5 năm vừa qua so với cách đây 2 thập niên. Thủ phạm chính là tình trạng ấm lên toàn cầu khiến nước biển tăng nhiệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng trưởng mạnh trong môi trường nước. Thế là hàu trở thành vật chủ thích hợp cho nhiều dạng vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào.
Rau quả và trái cây chưa rửa
Đây là dạng thực phẩm mà ông Marler nhấn mạnh rằng “mình tránh như sợ bệnh dịch hạch”. Quy trình xử lý rau quả và trái cây hiện trải qua nhiều bàn tay người, từ đó tăng nguy cơ nhiễm bẩn. Nên rửa thật sạch rau quả và cắt gọt trái cây trước khi ăn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Cải bruxen sống
Những vụ ngộ độc liên quan đến cải bruxen xảy ra thường xuyên ở Mỹ ở mức độ đặc biệt phổ biến, với hơn 30 trận dịch trong 2 thập niên qua, chủ yếu là do vi khuẩn salmonella và E.coli. “Có quá nhiều đợt bùng nổ dịch bệnh vì không lưu tâm đến nguy cơ cải bruxen bị nhiễm bẩn”, theo kinh nghiệm xử lý số vụ thắng kiện với tổng tiền bồi thường hơn 600 triệu USD của ông Marler.
Thịt sống
Đối với ông Marler, không nên ăn món thịt bò chưa được xử lý chín vừa. Chuyên gia Mỹ cho rằng thịt cần phải được xử lý ở nhiệt độ hơn 70 độ C để diệt vi khuẩn có thể gây nên dịch E.coli hoặc salmonella.
Trứng sống
Đối với những người nhớ rõ dịch salmonella vào thập niên 1980 và đầu những năm 1990, ăn trứng sống là một sự lựa chọn không an toàn. Theo ông Marler, nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ trứng sống đã thấp hơn nhiều so với cách đây 20 năm, nhưng cũng không nên “thử vận may” bằng việc ăn đồ chưa xử lý.
Sữa và nước ép “tự nhiên”
Hiện trào lưu khuyến khích người tiêu dùng uống sữa và nước ép trái cây chưa xử lý đang ngày càng được ưa chuộng, với lý luận cho rằng quá trình thanh trùng đồng thời cũng triệt tiêu giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Tuy nhiên, ông Marler cho rằng thanh trùng không gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng, ngược lại với thói quen ăn uống “sống”. Bỏ qua bước xử lý an toàn có nghĩa là làm tăng nguy cơ đồ uống nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.

Tụ Yên